Nhóm các nước phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 59 - 64)

2.2. Thực tiễn tham gia từ các nƣớc thành viên của WTO

2.2.2. Nhóm các nước phát triển

Nhóm các nước phát triển tuy chỉ chiếm một phần tư trong tổng số các nước Thành viên của WTO nhưng số vụ tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba của những nước Thành viên này lại chiếm một số lượng đáng kể trong các vụ tranh chấp tại WTO. Vi c tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của nhóm này đã góp phần quan trọng trong vi c khẳng định chức năng tư pháp của WTO. Những Thành viên tiêu biểu của nhóm này có thể kể đến như Hoa Kỳ, European Union (trước đây là European Communities), Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc,…

Bảng .3. Tham gia với tư cách bên thứ ba của một số Thành viên

WTO thuộc nhóm các nước phát triển [47]

STT Nƣớc/vùng lãnh thổ Thành viên Ngày gia nhập WTO Tổng số vụ tham gia bên thứ ba Vụ đầu tiên tham gia bên thứ ba (Mã vụ) 1 Hoa Kỳ 01/1/1995 131 DS7 2 European Union 01/1/1995 156 DS2 3 Nhật Bản 01/1/1995 160 DS7 4 Hàn Quốc 01/1/1995 101 DS46 5 Canada 01/1/1995 111 DS2 6 Trung Quốc 11/12/2001 130 DS108

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ trang web của WTO www.wto.org

2.2.2.1. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những thành viên sáng lập của WTO và thuộc nhóm các nước phát triển. Kể từ thời điểm gia nhập WTO. Với bộ máy các cơ quan chuyên trách cùng đội ngũ chuyên gia, luật sư nhiều kinh nghi m đã

giúp Hoa Kỳ tham gia với số lượng lớn các vụ tranh chấp với tư cách nguyên đơn, bị đơn và với tư cách bên thứ ba tại WTO. Hoa Kỳ đã tạo sự ảnh hưởng nhất định của mình trong các phán quyết định của cơ quan xét xử thông qua vi c gửi ý kiến bằng văn bản và phát biểu quan điểm của mình trong các phiên họp của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm trong các vụ tranh chấp. Các vụ ki n mà Hoa Kỳ tham gia với tư cách bên thứ ba có liên quan đến hầu hết các Hi p định của WTO và Hoa Kỳ đặc bi t quan tâm đến những tranh chấp có liên quan đến Hi p định về các khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tu (Hi p định TRIPs). Trong quá trình đàm phán thành lập WTO, Hoa Kỳ đã cương quyết thể hi n quan điểm của mình phải đưa lĩnh vực sở hữu trí tu (một trong những lĩnh vực được coi là thế mạnh của Hoa Kỳ) được cụ thể hóa bởi Hi p định TRIPs trở thành một trong những nội dung cơ bản của Hi p định Marrakesh (Hi p định thành lập WTO) có hi u lực pháp lý thi hành ràng buộc đối với tất cả các Thành viên của WTO.

Điển hình là vụ Hoa Kỳ là Thành viên duy nhất tham gia với tư cách bên thứ ba trong vụ Cộng đồng chung Châu Âu (EC) ki n Ấn Độ liên quan đến bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm dược phẩm và hóa chất nông nghiệp

(Mã vụ ki n DS79) vi phạm các Điều 27, Điều 65, Điều 70, Điều 70.8, Điều 70.9 Hi p định TRIPs. Trong vụ ki n này, Hoa Kỳ tham gia với tư cách là bên thứ ba đã vi n dẫn án l của WTO (Mã vụ ki n DS50) mà chính Hoa Kỳ là nguyên đơn đã ki n Ấn Độ liên quan đến bảo hộ sáng chế cho dược phẩm và hóa chất nông nghi p. Trong vụ ki n được vi n dẫn, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đều kết luận Ấn Độ đã vi phạm các quy định tại Điều 70.8 và 70.9 Hi p định TRIPs và khuyến nghị Ấn Độ phải sửa đổi luật của mình đề phù hợp với các quy định của Hi p định TRIPs. Do vậy, trên cơ sở phán quyết của DSB trước đó, Hoa Kỳ khẳng định Ấn Độ đã vi phạm các quy định tại Điều 70.8 và 70.9 của Hi p định TRIPs và gây thi t hại cho các Thành viên của EC. Trên cơ sở lập luận của các bên

tranh chấp và đặc bi t là ý kiến pháp lý của Hoa Kỳ, Ban hội thẩm cũng đã ra kết luận rằng Ấn Độ đã vi phạm Điều 70.8 và 70.9 của Hi p định TRIPs và khuyến nghị Ấn Độ có bi n pháp sửa đổi để phù hợp với các quy định này [47].

Trong thực tiễn xét xử hi n nay tại WTO, vi c vi n dẫn các án l được Ban hội thẩm cũng như Cơ quan phúc thẩm sử dụng một cách khá phổ biến để đưa ra các kết luận của mình. Hoa Kỳ một trong những quốc gia điển hình về vi c sử dụng án l trong xét xử, đã sử dụng một cách hi u quả và thành công bi n pháp này nhằm gây ảnh hưởng nhất định của mình tới các phán quyết của DSB trong các vụ vi c tranh chấp tại WTO.

2.2.2.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những nước Thành viên của WTO được xếp vào nhóm các nước phát triển. Ngay từ khi gia nhập, Hàn Quốc đã sớm bắt đầu tham gia các vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. Hi n nay, với tổng số 101 vụ tham gia với tư cách này đã phần nào phản ánh được sự tham gia tích cực và sử dụng cơ chế DSU một cách hi u quả và thành công. Hàn Quốc hoàn toàn quán tri t quan điểm này và tham gia rất tích cực trong các vụ vi c tranh chấp tại WTO với tư cách bên thứ ba. Bên cạnh đó, cách thức xây dựng nguồn nhân lực của họ còn rất hi u quả ở vi c sử dụng luật sư nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc trong thời gian đầu chủ yếu thuê luật sư tư nhân của nước ngoài, khi nguồn nhân lực trong nước chưa đủ sức để đối phó với các tranh chấp tại WTO, trong quá trình này, đội ngũ cán bộ của chính phủ và luật sư trong nước có thể học hỏi và tích luỹ kinh nghi m từ luật sư nước ngoài. Khi nguồn nhân lực trong nước đã có những hiểu biết nhất định về cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, Hàn Quốc có thể thuê song song cả luật sư trong nước và nước ngoài, hoặc chỉ thuê luật sư trong nước, và tiến tới không thuê luật sư mà sử dụng đội ngũ cán bộ sẵn có của Chính phủ. Năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một cơ quan chuyên ngành là “Phòng Pháp luật

thương mại quốc tế” nhằm thực hi n các hỗ trợ pháp lý về các Hi p định WTO và những vấn đề thương mại nói chung [53].

Hàn Quốc với tư cách bên thứ ba đã thể hi n vai trò của mình khi tham gia vào các vụ của Hoa Kỳ là nguyên đơn kiện lần lượt EC, Vương quốc Anh, Ireland liên quan đến Danh mục phân loại hải quan đối với các thiết bị máy tính (Mã vụ ki n tương ứng DS62, DS67, DS68) vi phạm các quy định tại Điều II, Điều XXIII, Điều XXIII.1 GATT 1994. Hàn Quốc đã gửi ý kiến bằng văn bản đến Ban hội thẩm để trình bày quan điểm của mình đối với vụ vi c. Theo đó, Hàn Quốc cho rằng trong suốt quá trình của Vòng đàm phán Uruguay các thiết bị tích hợp mạng LAN (mạng máy tính cục bộ) và các thiết bị mạng LAN khác sẽ được coi là một dạng thiết bị ADP (thiết bị xử lý dữ li u số tự động) và các thiết bị này được xếp vào biểu thuế thuộc nhóm 84.71 và sẽ không bị phân nhóm lại thuộc nhóm hải quan với thuế suất nhập khẩu cao hơn. Hàn Quốc cũng cho rằng các thiết bị máy tính đa phương ti n sẽ được xếp vào biểu thuế thuộc nhóm 84.71 và không phải thay đổi mục thuế quan 85.28. Hàn Quốc lập luận rằng các sản phẩm có công ngh tiên tiến chịu các mức thuế suất cao hơn phải căn cứ vào các quyết định được đưa ra bởi các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt WCO). Do vậy, vi c phân nhóm lại các thiết bị tích hợp mạng LAN, thiết bị mạng LAN và các máy tính có chức năng tivi nêu trên theo Quy chế của EC số 1165/95 là không phù hợp với các quy định tại Điều 2 của GATT 1994. Ý kiến này của Hàn Quốc cũng được Ban hội thẩm phản ánh và xem xét trong báo cáo của mình. Kết quả cuối cùng là cơ quan DSB đã ra phán quyết EC vi phạm quy định tại Điều 2 của GATT 1994 [47].

Vi c tham gia của Hàn Quốc với tư cách bên thứ ba giúp cho nước này không những tích lũy kinh nghi m mà còn có thể tiếp cận các ý kiến, lập luận của các bên tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có cơ hội để thể hi n ý kiến, quan điểm trong các vụ tranh chấp mà mình

là bên có lợi ích thương mại có liên quan.

2.2.2.3. Trung Quốc

Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 và được xếp vào nhóm các nước phát triển của tổ chức này. Trung Quốc đã tham gia 177 tổng số vụ tranh chấp, trong đó 130 vụ Trung Quốc tham gia với tư cách bên thứ ba (chiếm 73% tổng số vụ tham gia). Một con số ấn tượng thể hi n sự tham gia tích cực và sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp DSU một cách hi u quả. Để đạt được kết quả này, trong khoảng năm 2002-2003, Trung Quốc đã tăng dần các nguồn lực dành cho vi c giải quyết tranh chấp tại WTO, bao gồm tăng cường về nhân lực và hỗ trợ tài chính ổn định. Các nguồn lực này cho phép Trung Quốc có thể tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO tri t để và hi u quả hơn, bởi công tác này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về cả nhân sự và tài chính. Đồng thời, sự tham gia với tư cách bên thứ ba của Trung Quốc không chỉ giới hạn trong các vụ vi c liên quan đến những ngành công nghi p, bi n pháp hay quốc gia thành viên nhất định mà bao trùm tất cả các ngành, các loại bi n pháp và các quốc gia. Vi c tham gia vào các vụ vi c có tính chất khác nhau giúp cho Trung Quốc tích luỹ được kinh nghi m toàn di n, trong khi so với vai trò của một bên tranh chấp (nguyên đơn hay bị đơn), mức độ phức tạp của vi c tham gia với tư cách bên thứ ba cũng như các nguồn lực cần thiết để thực hi n đều ít hơn. Chẳng hạn như bản đ trình bằng văn bản của bên thứ ba thường đơn giản và ngắn gọn hơn, do đó chính phủ có thể tự mình chuẩn bị hoặc thuê luật sư với chi phí thấp hơn nhiều. Thậm chí nếu không có bản đ trình bằng văn bản, quốc gia thành viên đang phát triển vẫn có thể quan sát toàn bộ quá trình, tham dự phiên tranh tụng để tích luỹ những kinh nghi m ban đầu và hiểu rõ hơn về các vấn đề tranh chấp và quy định của WTO [53].

Ví dụ điển hình cho trường hợp trên là vi c Trung Quốc tham gia với tư cách vừa là nguyên đơn vừa với tư cách bên thứ ba trong các vụ EC, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Sỹ, Na Uy, New Zealand lần lượt ki n

Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm thép (Mã vụ ki n DS248, DS249, DS251, DS252, DS253, DS254, DS258) vi phạm các quy định tại Điều I:1, XIII, XIX:1 GATT 1994 và Điều 2, 2.1, 2.2, 3, 3.1, 3.2, 4, 4.1, 4.2, 5, 5.1, 5.2, 7, 7.1, 9, 9.1 của Hi p định SG. Trong phần trình bày của mình trước Ban hội thẩm theo quy định tại Điều 3.8 DSU, Trung Quốc đã khẳng định hậu quả hành vi vi phạm của Hoa Kỳ đã là vô hi u hóa và ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc theo các quy định của Hi p định tự v và GATT 1994. Đồng thời, Trung Quốc khuyến nghị DSB yêu cầu Hoa Kỳ phải thay đổi các bi n pháp tự v áp dụng đang với các sản phẩm thép để phù hợp với các Hi p định WTO và chấm dứt ngay các bi n pháp này. Tiếp theo đó, Hoa Kỳ đã thực hi n quyền kháng cáo đối với báo cáo của Ban hội thẩm. Ngày 10/11/2003, AB đã đưa ra báo cáo vẫn giữ nguyên các kết luận của Ban hội thẩm về 10 bi n pháp tự v mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với các sản phẩm thép là không phù hợp với quy định tại Điều 10:1(a) của GATT 1994 và quy định của Hi p định SG [47].

Trung Quốc tuy không là nước Thành viên sáng lập WTO nhưng với tổng số tranh chấp mà Trung Quốc tham gia đã cho thấy tình hình sử dụng cơ chế DSU một cách hi u quả để giải quyết các vấn đề tranh chấp với các Thành viên khác của WTO để bảo v lợi ích thương mại của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)