Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 38 - 41)

1.3. So sánh việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba với một số cơ

1.3.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

Ngày 20/11/2007, Hiến chương ASEAN đã được các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 tại Singapore. Hiến chương ASEAN chính thức có hi u lực từ ngày 15/12/2008. Các quốc gia ASEAN một lần nữa thể hi n tôn chỉ và mục đích của mình nhằm “thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng”[28]. Theo quy định tại Điều 24 của Hiến chương các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, nếu không có quy định giải quyết tranh chấp riêng trong văn ki n có liên quan sẽ giải quyết theo các quy định của Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004 (gọi tắt Nghị định thư 2004).

Nghị định thư 2004 (gồm 21 điều và 02 phụ lục) được ký ngày 29/11/2004 và thay thế Nghị định thư năm 1996 được ký kết trước đó. Nội dung của Nghị định thư 2004 quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN. Có thể thấy rằng Nghị định thư 2004 có những quy định tương tự với các quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSU). Đặc bi t là quy định của Nghị định thư về vi c tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba trong quy trình thủ tục tố tụng của cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN. Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định thư 2004, bên thứ ba trong vụ tranh chấp có những quyền lợi như sau:

i) Bên thứ ba có quyền lợi liên quan đến hi p định được xem xét đầy đủ trong quá trình giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm;

ii) Bên thứ ba nếu xét thấy quyền lợi đáng kể liên quan đến vụ ki n cho thể thông báo cho SEOM để tham gia vào vụ ki n;

iii) Bên thứ ba có quyền được điều trần trước và gửi văn bản giải trình cho Ban hội thẩm. Bản giải trình này sẽ được gửi cho các bên tranh chấp và được phản ánh trong báo cáo của Ban hội thẩm;

iv) Bên thứ ba sẽ được nhận bản giải trình của các bên tranh chấp tại cuộc họp chính thức đầu tiên của Ban hội thẩm liên quan đến vụ ki n;

v) Bên thứ ba có thể khởi ki n một vụ vi c mới nếu có căn cứ cho rằng bi n pháp là đối tượng điều tra của Ban hội thẩm đã làm mất mát hoặc gây tổn hại đến quyền lợi của mình [12].

Bên cạnh đó, các nước ASEAN cùng ký kết Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về các cơ chế giải quyết tranh chấp (gọi tắt Nghị định thư 2010) vào ngày 8/4/2010 tại Hà Nội. Nghị định thư được đánh giá là một văn

ki n quan trọng nhằm góp phần hoàn thi n khung pháp lý theo quy định của Hiến chương ASEAN. Đồng thời, mục tiêu của Nghị định thư này nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để giải quyết các tranh chấp nảy sinh do sự nhận thức khác nhau trong quá trình thực hi n Hiến chương ASEAN và các công cụ của hiến chương. Về phạm vi của Nghị định thư 2010 áp dụng cho các tranh chấp liên quan đến: i) giải thích và áp dụng Hiến chương ASEAN; ii) các văn ki n khác của ASEAN không quy định các bi n pháp giải quyết tranh chấp; iii) các văn ki n khác của ASEAN quy định sẽ áp dụng Nghị định thư; và iv) trường hợp các Bên tranh chấp cùng áp dụng Nghị định thư này [24]. Có thể nói Nghị định thư 2010 có tham vọng xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp cho tất cả các loại hình tranh chấp còn lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hi p ước Bali (TAC), Nghị định thư 2004 và các văn ki n cụ thể khác của ASEAN. Về mặt chính trị, ASEAN xây dựng Nghị định thư 2010 nhằm tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp giữa các nước Thành viên không để dẫn đến xung đột, tạo điều ki n xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các nước Thành viên để từ đó giúp các quốc gia này thực hi n các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một khu vực Đông Nam Á thống nhất, vững mạnh và thịnh vượng. Về căn cứ pháp lý, Nghị định thư 2010 đã quy định các bi n pháp giải quyết tranh chấp cụ thể bao gồm: Tham vấn; Môi giới; Trung gian; Hòa giải; và Trọng tài. Nghị định thư 2010 tiếp tục quy định cho các nước Thành viên có thể tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại Điều 13 Nghị định thư 2010. Cụ thể theo quy định này:

i) Bất kỳ nước Thành viên nào đã có thông báo về lợi ích đáng kể trong vấn đề tranh chấp trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo về vi c trả lời của bên được yêu cầu có quyền yêu cầu thành lập Hội đồng trọng tài căn cứ theo khoản 3 Điều 8 hoặc có thể được quyền tham gia với tư cách là bên thứ ba trong tranh chấp.

ii) Bên thứ ba có cơ hội thể hi n ý kiến của mình bằng cách tham gia phát biểu và gửi văn bản cho Hội đồng trọng tài. Những văn bản này sẽ được gửi cho các bên tranh chấp và sẽ được phản ánh trong các phán quyết của Hội đồng trọng tài.

iii) Bên thứ ba sẽ được nhận các văn bản đ trình của các bên tranh chấp trong cuộc họp chính thức đầu tiên của Hội đồng trọng tài [13].

Từ những phân tích các quy định trên đây, có thể khẳng định rằng các quy định về tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách bên thứ ba của ASEAN rất giống với các quy định của DSU. Bằng vi c học hỏi một cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy và hi u quả của WTO, Nghị định thư 2004 và Nghị định thư 2010 tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong cơ chế giải quyết tranh chấp về kinh tế - thương mại, các tranh chấp khác liên quan đến vi c giải thích Hiến chương ASEAN, các tranh chấp khác chưa được quy định trong các văn bản của ASEAN,... Điều này góp phần lý giải tại sao ASEAN có xu hướng tạo thành một mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp thu nhỏ của WTO trong khu vực, đồng thời mở rộng quy mô giải quyết các các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực mà các nước Thành viên ASEAN cùng tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)