1.3. So sánh việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba với một số cơ
1.3.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS
Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) được thành lập trên cơ sở Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Tòa án quốc tế này được tổ chức và hoạt động theo Quy chế hoạt động của Tòa án quốc tế về Luật biển (Phụ lục VI của UNCLOS). Thẩm quyền của ITLOS về giải quyết tranh chấp quốc tế
được quy định tại Điều 21 của Quy chế này: “Tòa án có thẩm quyền đối với
tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Tòa theo đúng Công ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, giao thẩm quyền cho Tòa án.”[5]. Cơ sở của vi c tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba cũng được quy định một cách rõ ràng từ Điều 31 đến Điều 34 của Quy chế này [5]. Cụ thể như sau:
- Tại Điều 31 của Quy chế được hiểu là: Một nước Thành viên có quyền gửi yêu cầu cho Tòa án về vi c tham gia vụ tranh chấp nếu có căn cứ
cho rằng “quyền lợi có tính chất pháp lý” của mình bị đụng chạm. Yêu cầu tham gia với tư cách là bên thứ ba này sẽ được Tòa án xem xét. Nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu, thì quyết định liên quan đến vụ tranh chấp sẽ có tính chất bắt buộc đối với bên thứ ba trong phạm vi các điểm là nội dung của vi c tham gia.
- Điều 32 và Điều 33 của Quy chế được hiểu là:
Một là, trường hợp liên quan đến nội dung giải thích và áp dụng Công
ước, thì tất cả các quốc gia thành viên sẽ được Tòa án thông báo và có quyền
tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ ki n. Trường hợp liên quan đến
vi c giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế trong khuôn khổ của các
Điều 21 và 22 của Phụ lục VI của Quy chế, các thành viên của điều ước đó sẽ được Tòa án thông báo và có quyền tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ ki n.
Hai là, phán quyết của Tòa án có hi u lực bắt buộc không những đối với các bên tranh chấp mà còn đối với bên thứ ba trong vụ ki n đó. Tòa án có trách nhi m giải thích về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết trong trường hợp các bên có yêu cầu.
Theo những quy định nêu trên, vi c tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba của UNCLOS có một số điểm khi so sánh với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:
Giống nhau:
Tất cả các nước Thành viên của UNCLOS và WTO đều có quyền tham
gia trong vụ ki n với tư cách bên thứ ba nếu cho rằng lợi ích của mình bị ảnh
hưởng từ các vấn đề đang được xem xét bởi cơ quan giải quyết tranh chấp.
Khác nhau:
Thứ nhất, ngoài vi c quy định bên thứ ba là các nước Thành viên của UNCLOS, bên thứ ba tham gia trong vụ ki n còn có thể là Thành viên của điều ước quốc tế đang được Tòa án giải thích hoặc áp dụng (không phải nước
Thành viên của UNCLOS). Trong khi ở cơ chế của WTO không có quy định về vấn đề này.
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền quyết định vi c tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp. Đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS, ITLOS là cơ quan tư pháp thực hi n chức năng xét xử và quyết định đối với vi c yêu cầu tham gia với tư cách bên thứ ba (khoản 2 Điều 31 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển). Trong khi đó, DSB (thực chất là Đại hội đồng của WTO) là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có thẩm quyền xem xét yêu cầu tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp (khoản 2 Điều 10 của DSU). Tuy nhiên, cơ quan này chỉ là một cơ chế kết hợp mà không phải là cơ quan tư pháp trong vi c xét xử các tranh chấp.
Tóm lại từ những phân tích và so sánh nêu trên, một lần nữa có thể khẳng định vi c tham gia với tư cách là bên thứ ba vào các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên có liên quan. Các quốc gia trên thế giới khi tham gia với tư cách bên thứ ba vào bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nào cũng cần nghiên cứu và sử dụng cơ chế tham gia này một cách tích cực và hi u quả.
Chương
CƠ CHẾ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN THAM GIA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VỚI TƢ CÁCH LÀ BÊN THỨ BA
Nước Thành viên tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba được quy định khá chi tiết trong DSU. Vi c tham gia này có thể diễn ra ở các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp với những điều ki n tham gia tương ứng khác nhau. Tính đến thời điểm hi n tại theo số li u thống kê của WTO, Tổ chức này đã thụ lý tổng số 507 vụ ki n tranh chấp. Trong số những vụ ki n trên, tuy t đại đa số đều có sự tham gia của các nước Thành viên vào cơ chế giải quyết tranh chấp của với tư cách là bên thứ ba [47]. Vi c tham gia với tư thứ ba vào cơ chế này được thể hi n khái quát theo mô hình như sau:
Sơ đồ .1: Mô hình tham gia bên thứ ba trong các giai đoạn của DSU [27]
Nguồn: Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải
chấp (DSU) Giai đoạn THAM VẤN Giai đoạn XEM XÉT BỞI BAN HỘI THẨM Giai đoạn THỰC THI PHÁN QUYẾT Giai đoạn XEM XÉT BỞI CƠ QUAN PHÚC THẨM
THAM GIA VỚI TƢ CÁCH BÊN THỨ BA