Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách bên thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 68 - 76)

2.3. Thực tiễn tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

2.3.2. Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách bên thứ ba

Tính đến thời điểm hi n tại Vi t Nam đã tham gia tổng số 21 vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba trong các vụ tranh chấp tại WTO. Theo số li u thống kê hàng năm số vụ tranh chấp mà Vi t Nam đã tham gia với tư cách bên thứ ba tính đến hết ngày 30/5/2016 như sau:

Sơ đồ 2.2: Biểu đồ số vụ tham gia của Việt Nam với tư cách là bên thứ ba tại WTO [47] 0 1 2 3 4 5 6 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

SỐ VỤ TRANH CHẤP VIỆT NAM THAM GIA

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ trang web của WTO www.wto.org

Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ thời điểm gia nhập năm 2007, số vụ vi c tranh chấp mà Vi t Nam đã tham gia một cách khá ấn tượng (căn cứ theo số li u thống kê các vụ vi c mà Vi t Nam tham gia hàng năm như trên). Nếu so sánh với số vụ vi c tham gia với tư cách bên thứ ba của Vi t Nam với một số nước Thành viên khác, đặc bi t là các nước trong khu vực trong khu vực ASEAN như Thái Lan (73 vụ), Indonesia (13 vụ), Philippines (14 vụ), Malaysia (9 vụ), Singapore (20 vụ), Myanma (0 vụ), Lào (0 vụ), Campuchia (0 vụ), Brunei (0 vụ) [47], có thể nhận thấy Vi t Nam tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp khá chủ động và tích cực. Các vụ vi c mà Vi t Nam tham gia cơ chế giải quyết với tư cách là bên thứ ba được phân loại theo những tiêu chí và ý nghĩa cụ thể của vi c tham gia như sau:

2.3.2.1. Tham gia nhưng không phát biểu ý kiến

Trong tổng số 21 vụ mà Vi t Nam tham gia với tư cách là bên thứ ba, có 14 vụ Vi t Nam tham gia (chiếm 67% tổng số vụ) nhưng không gửi ý kiến bằng văn bản (written submission) hoặc trình bày quan điểm (oral statement)

đến vụ tranh chấp giữa các bên. Cụ thể, các vụ ki n có mã vụ gồm: DS343, DS375, DS376, DS377, DS399, DS402, DS414, DS422, DS430, DS431, DS432, DS433, DS437 và DS449. Vi t Nam tham gia các vụ ki n ngoài mục đích bảo v lợi ích thương mại của mình, tuy nhiên trên thực tế vi c tham gia với tư cách thứ ba như một cơ chế can thi p và được sử dụng với các mục đích khác nhau và có thể được giải thích như sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn đầu khi mới gia nhập WTO, Vi t Nam cũng như các Thành viên thuộc nhóm các nước đang phát triển mới gia nhập sử dụng cơ chế tham gia với tư cách bên thứ ba nhằm mục đích làm quen với các thủ tục, quy trình tố tụng của cơ chế giải quyết tranh chấp DSU. Vi c tham gia với tư cách bên thứ ba giúp Vi t Nam có cơ hội tập dượt và chuẩn bị để có thể tham gia vào các vụ tranh chấp sắp tới tại WTO.

Thứ hai, vi c tham gia với tư cách bên thứ ba giúp Vi t Nam không những có thể theo dõi một cách h thống quá trình giải thích, lập luận của các bên tranh chấp mà còn nắm bắt vi c xem xét, đánh giá những lập luận của các bên bởi cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO trong các giai đoạn tố tụng.

Đối với các vụ ki n mà Vi t Nam tuy không trực tiếp trình bày hoặc phát biểu ý kiến trước cơ quan giải quyết tranh chấp nhưng vi c tham gia một cách tích cực với tư cách là bên thứ ba sẽ mang lại nhiều kinh nghi m quý báu cho Vi t Nam, không chỉ trong giải thích và áp dụng các quy định của WTO mà còn là kinh nghi m xử lý vụ vi c khi đưa ra WTO.

2.3.2.2. Tham gia nhưng chưa phát biểu ý kiến

Theo số li u thống kê tại WTO, Vi t Nam hi n tại đang tham gia với tư cách bên thứ ba trong 4 vụ tranh chấp nhưng chưa có ý kiến phát biểu. Các vụ ki n lần lượt có mã vụ DS471, DS474, DS484, và DS490. Vi c tham gia của Vi t Nam với tư cách này nhưng chưa phát biểu ý kiến hoặc có ý kiến nhưng chưa được ghi nhận trong báo cáo của Ban hội thẩm với một số lý do như sau:

thẩm và đang trong quá trình xem xét của cơ quan giải quyết tranh chấp (sau khi thủ tục tham vấn bắt buộc giữa các bên tranh chấp diễn ra không thành).

Lý do thứ hai, một số vụ vi c bị hoãn lại do Ban hội thẩm theo quy định có thể đề xuất DSB kéo dài thời gian đưa ra báo cáo cuối cùng vì một số lý do nhất định nếu xét thấy Ban hội thẩm không thể đưa ra báo cáo đúng hạn theo quy định.

Đây cũng là một trong những cách thức tham gia của Vi t Nam với tư cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp. Với cách thức tham gia này có thể giúp cho Vi t Nam đạt được những mục tiêu và ý nghĩa của vi c tham gia giải quyết tranh chấp tranh chấp tại WTO.

2.3.2.3. Tham gia và thể hiện ý kiến

Không chỉ tham gia với tư cách thứ ba nhằm tập dượt và học tập kinh nghi m, Vi t Nam đã đ trình ý kiến bằng văn bản và phát biểu quan điểm của mình trước Ban hội thẩm nhằm bảo v lợi ích thương mại của mình một cách tích cực và chủ động hơn. Thực tiễn, Vi t Nam đã tham gia 3 vụ tranh chấp tại WTO với mã vụ ki n lần lượt DS360, DS405 và DS464 với hình thức thể hi n như trên.

a) Vụ kiện DS360

Vụ ki n DS360 liên quan đến vi c Hoa Kỳ yêu cầu Ban hội thẩm xem xét vi c Ấn Độ áp thuế bổ sung (viết tắt AD “additional custioms duties”theo các gọi của Hoa Kỳ hoặc “additional duties” theo cách gọi của Ấn Độ) hoặc thuế bổ sung thêm (viết tắt là EAD“extra additional duties” theo cách gọi của Hoa Kỳ hoặc SUAD“such additional duties” theo cách gọi của Ấn Độ)

đối các sản phẩm rượu và đồ uống chưng cất nhập khẩu từ Hoa Kỳ (mã ký hi u hải quan HS2204, 2205, 2206 và 2208), vi phạm các quy định tại Điều II:1, Điều III:2 và III:4 của Hi p định GATT 1994. Trong giai đoạn xem xét bởi Ban hội thẩm, Vi t Nam đã phát biểu ý kiến (oral statement) trong phiên xét xử của Ban hội thẩm về nội dung tranh chấp và các ý kiến này được ghi

nhận tại đoạn 5.63-5.67 trong báo cáo của Ban hội thẩm (ký hi u WT/DS360/R ngày 9/6/2008) được thể hi n như sau:

Thứ nhất, Vi t Nam đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung tranh chấp gồm:

“Việt Nam khẳng định rằng mình có lợi ích mang tính hệ hệ thống liên quan đến việc giải thích và áp dụng GATT, đặc biệt đối với hệ thống thuế quan của Ấn Độ đang được xem xét bởi Ban hội thẩm. Việt Nam sẽ tập trung vào 3 câu hỏi như sau:

Ban hội thẩm nên có quyền quyết định về thuế bổ sung (AD) mà Ấn Độ tuyên bố đã được dỡ bỏ trên thực tế;

Việc phân biệt giữa quy định bắt buộc và tùy nghi căn cứ theo lập luận phản đối; và

Thuế bổ sung của Ấn Độ liên quan đến các quy định tại Điều II:2 (a).”

Thứ hai, Vi t Nam đã đưa ra các lập luận và giải thích có liên quan đến những câu hỏi được nêu ra trước đó như:

“Việt Nam có ý kiến rằng, mặc dù Ban hội thẩm không thể ngăn cản việc xem xét biện pháp và các điều khoản tham chiếu vì biện pháp này đã tồn tại trước khi thành lập Ban hội thẩm, tuy nhiên mục tiêu sau cùng của Ban hội thẩm sẽ đưa ra khuyến nghị Cơ quan giải quyết tranh chấp yêu cầu bị đơn thay đổi biện pháp không phù hợp với Hiệp định của WTO, sao cho phù hợp với các nghĩa vụ theo quy định của GATT 1994. Do đó, biện pháp trong phần câu hỏi được đặt ra trước đó là liệu nó có thực sự không còn tồn tại, và Ban hội thẩm nên xem xét liệu nó có đáng để suy xét, trong trường hợp các vụ có liên quan đến thuế bổ sung, vì mục đích để giải quyết tranh chấp hiện tại. ……

Theo quan điểm của Việt Nam, rõ ràng Điều II:2(a) cho phép các Thành viên áp đặt mức thuế suất vượt quá mức các cam kết ràng buộc của

mình nếu những thuế suất này tương đương với các loại thuế trong nước được áp dụng một cách phù hợp với Điều III:2 của GATT 1994 và không vượt quá mức được áp dụng cho hàng hóa nội địa và hơn thế không cố ý bảo hộ cho sản xuất trong nước. Việc xem xét các thuế suất tương ứng trong câu hỏi có liên quan đến Điều II:2(a) nên phụ thuộc việc tìm hiểu cơ chế thực tế quy định các thuế suất đó trên thực tế. Việc dỡ bỏ thuế bổ sung trên thực tế, câu hỏi được đặt ra làm thế nào Ban hội thẩm chuẩn bị đưa ra phán quyết rằng biện pháp đó là vi phạm Hiệp định GATT, khi mà chỉ dựa vào thực tế được mô tả trước đó, trong khi mục tiêu của phán quyết là để chấm dứt các biện pháp này nếu xét thấy nó không phù hợp với Hiệp định GATT.”

b) Vụ kiện DS405

Ngày 4/2/2010, Trung Quốc gửi yêu cầu tham vấn tới Cộng đồng chung châu Âu (European Union) về ba bi n pháp được áp dụng có liên quan vi c áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giầy da của Trung Quốc. Sau khi thủ tục tham vấn không thành công giữa hai bên, ngày 8/4/2010 Trung Quốc yêu cầu DSB thành lập Ban hội thẩm. Tại phiên họp ngày 18/5/2010, DSB đã thành lập Ban hội thẩm. Các Thành viên như Úc, Braxin, Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Vi t Nam tham gia với tư cách bên thứ ba trong vụ ki n. Trung Quốc với tư cách là nguyên đơn đã yêu cầu Ban hội thẩm xem xét EU đã vi phạm các quy định chống bán phá giá của GATT 1994, Hi p định thành lập WTO, và Nghị định thư gia nhập.

Trong quá trình tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba, Vi t Nam đã gửi ý kiến bằng văn bản tới Ban hội thẩm để thể hi n quan điểm của mình liên quan đến nội dung tranh chấp của các bên trong vụ ki n này. Các ý kiến của Vi t Nam được ghi nhận tại các đoạn 7.81, đoạn 7.97, và đoạn 7.919 trong báo cáo của Ban hội thẩm (báo cáo ký hi u WT/DS405/R ngày 28/10/2011). Có thể được trình bày như sau:

nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. Việt Nam cũng lưu ý rằng theo Điều 9(5) của quy định chống bán phá giá cơ sở, một nhà xuất khẩu/sản xuất không đáp ứng tiêu chí IT sẽ không nhận được mức thuế đối với cá nhân, do đó sẽ nhận được chế độ đối xử ưu đãi ít hơn so với các nhà xuất khẩu/sản xuất kinh tế thị trường. Đối với Việt Nam, một Thành viên WTO chấp thuận được công nhận là nền kinh tế phi thị trường không có nghĩa rằng nó chấp nhận chế độ đối xử kém thuận lợi hơn.”

“7.919 Việt Nam xin lưu ý rằng mặc dù việc áp dụng nguyên tắc đánh thuế thấp hơn được khuyến khích áp dụng theo Điều 9.1 của Hiệp định AD, nhưng các Thành viên của WTO không bắt buộc phải áp dụng nguyên tắc đánh thuế thấp hơn. Do đó, Việt Nam hiểu rằng “một Thành viên có thể sử dụng khái niệm tổn hại trong các quy định đánh thuế thấp hơn mà không phải do đó làm phát sinh nghĩa vụ mới của WTO hoặc mở rộng một nghĩa vụ hiện tại”. Việt Nam kết luận rằng “không có căn cứ để cho rằng một trong hai quy định đánh thuế thấp hơn hoặc phương pháp được sử dụng trong việc áp thuế là không phù hợp với các quy định của WTO.”

c) Vụ kiện DS464

Vi t Nam cùng một số nước Thành viên khác tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ Hàn Quốc ki n Hoa Kỳ liên quan đến các bi n pháp đối kháng và chống bán phá giá đối với sản phẩm máy giặt nhập khẩu của Hàn Quốc (mã vụ kiện 464). Vụ ki n này được tóm tắt như sau: Ngày 29/8/2013, Hàn Quốc gửi đề nghị tham vấn cho Hoa Kỳ liên quan đến các bi n pháp đối kháng và chống bán phá giá đối với các sản phẩm máy giặt gia dụng nhập khẩu của Hàn Quốc. Hàn Quốc cho rằng các bi n áp mà Hoa Kỳ áp dụng có khả năng vi phạm các quy định của Hi p định chống bán phá giá, Hi p định SCM, GATT 1994 và Hi p định WTO. Trung Quốc, Nhật Bản đề nghị tham gia ngay từ giai đoạn tham vấn. Sau khi thủ tục tham vấn diễn ra không thành công, ngày 18/12/2013, Hàn Quốc chính thức đề nghị DSB thành lập Ban hội

thẩm để giải quyết tranh chấp. Ngày 22/1/2014, DSB thông qua vi c thành lập Ban hội thẩm. Ngay sau đó, Braxin, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Na Uy, Thái Lan và Vi t Nam đề nghị tham gia với tư cách bên thứ ba và được DSB chấp thuận.

Trong vụ ki n này, Vi t Nam với tư cách là bên đã chủ động đ trình ý kiến bằng văn bản gửi tới Ban hội thẩm trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp. Các lập luận của Vi t Nam được ghi nhận trong báo cáo của Ban hội thẩm. Cụ thể các lập luận được ghi nhận tại các đoạn 7.20, đoạn 7.43, đoạn 7.69, và đoạn 7.185 trong báo cáo của Ban hội thẩm (báo cáo ký hi u WT/DS464/R ngày 11/3/2016) và được diễn giải như sau:

“7.20 Việt Nam đồng ý với Hàn Quốc rằng, giả sử phương pháp so sánh W-T được sử dụng thì nó chỉ có thể được áp dụng đối với các giao dịch được phát hiện “có sự khác biệt đáng kể” nằm trong khuôn khổ. Việt Nam cho rằng hai phương pháp “thông thường”nên được áp dụng cho các giao dịch ngoài khuôn khổ.”

“7.43 Việt Nam đồng ý với Hàn Quốc rằng phương pháp của Hoa Kỳ không phù hợp để tạo ra khả năng một cách ngẫu nhiên, các biến động giá cả phổ biến trong thương mại sẽ được mô tả như là “khuôn mẫu”của giá cả với “sự khác biệt đáng kể”. Ngoài những yếu tố kỹ thuật trong câu thứ hai trong Điều 2.4.2, nó không thể được coi rằng Hiệu định chống bán phá giá cho phép các Thành viên WTO tạo gánh nặng cho các nhà xuất khẩu với các thuế suất chống bán phá giá cao hơn bởi vì họ thực hiện theo thông lệ kinh doanh.

“7.186 Việt Nam đồng ý với Hàn Quốc về cách giải thích của câu thứ hai của Điều 2.4.2 không phải là căn cứ được phép cho phương pháp “zeroing”. Việt Nam cho rằng trên thực tế đây là một ngoại lệ không giống như vấn đề của phương pháp quy về không. Đây là một ngoại lệ bởi vì nó không tương xứng, cái được so sánh giữa một mặt (trung bình trọng lượng) là khác hoàn toàn so với một mặt (các giao dịch cá nhân).”

Chương 3

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC THAM GIA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỚI TƢ CÁCH LÀ BÊN THỨ BA

TẠI WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)