Cơ chế giải quyết tranh chấp của ICJ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 41 - 43)

1.3. So sánh việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba với một số cơ

1.3.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ICJ

Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) là cơ quan tư pháp thuộc Liên hợp quốc. ICJ được thành lập và hoạt động theo quy định tại Chương XIV (từ Điều 92 đến Điều 96) của Hiến chương Liên hợp quốc [11]. Theo quy định của Hiến chương liên hợp quốc, ICJ được tổ chức và hoạt động theo Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế (Statute of The International Court of Justice). Quy chế của Tòa án này được thiết lập vào năm 1946 và là một bộ phận quan trọng của Hiến chương. Quy định về vi c tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của ICJ với tư cách là bên thứ ba được ghi nhận tại các Điều 62, Điều 63 của Quy

chế [18].

Theo quy định của điều 62 của Quy chế của Tòa án, một quốc gia có quyền yêu cầu ICJ cho tham gia vụ ki n nếu có căn cứ cho rằng phán quyết của Tòa án về vụ tranh chấp giữa các bên có thể “động chạm đến lợi ích nào đó có tính chất pháp lý” của quốc gia đó. Vi c tham gia vào vụ ki n với tư cách là bên thứ ba không phải là các bên tranh chấp phải được Tòa án quyết định.

Theo quy định tại điều 63 của Quy chế, trong trường hợp Tòa án phải giải thích điều ước quốc tế có liên quan đến các bên trong tranh chấp và những nước Thành viên của điều ước đó. Những nước này sẽ được Tòa án thông báo và được quyền tham gia vào vụ vi c tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. Vấn đề giải thích điều ước trong phán quyết phải là như nhau đối với tất cả các nước tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba.

Từ những quy định cụ thể của ICJ về vi c tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba, ta có thể nhận thấy một số những điểm tương đồng và khác bi t khi so sánh với cơ chế giải quyết của WTO. Cụ thể như sau:

Giống nhau:

Về căn cứ pháp lý tham gia vụ ki n với tư cách là bên thứ ba của ICJ được quy khá giống với quy định của DSU. Bên thứ ba có quyền tham gia nếu cho rằng “lợi ích” của mình bị ảnh hưởng hoặc phát sinh từ chính vấn đề tranh chấp đang được xem xét, giải thích bởi cơ quan giải quyết tranh chấp.

Khác nhau:

Thứ nhất, giữa hai cơ chế giải quyết tranh chấp này đó chính là cơ quan có thẩm quyền quyết định vi c tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp. Đối với cơ chế của ICJ, Tòa án là cơ quan tư pháp thực hi n chức năng xét xử chuyên bi t và quyết định đối với vi c yêu cầu tham gia với tư cách bên thứ ba (khoản 2 Điều 62 Quy chế của ICJ). Trong khi đó, DSB (thực

chất là Đại hội đồng của WTO) là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có thẩm quyền xem xét yêu cầu tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp (khoản 2 Điều 10 của DSU). Tuy nhiên, cơ quan này chỉ là một cơ chế kết hợp mà không phải là cơ quan tư pháp trong vi c xét xử các tranh chấp.

Thứ hai, điểm khác bi t cơ bản của hai cơ chế nêu trên chính là thời điểm được phép tham gia vào giai đoạn tố tụng. Nếu bên thứ ba của WTO có quyền tham gia ngay ở giai đoạn đầu khi tiến hành thủ tục tham vấn giữa các bên tranh chấp và có thể tham gia ở các giai đoạn tiếp theo của DSU với những điều ki n khác nhau, thì bên thứ ba của ICJ chỉ được quyền tham gia sau khi Tòa án đã ra phán quyết về vi c giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Những phân tích và nhận định trên đây đã chỉ ra một số điểm cơ bản khi so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp của ICJ với cơ chế của WTO liên quan đến vi c tham gia với tư cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp. Điều này có ý nghĩa thực tiễn khi xem xét, đánh giá sự hi u quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế hi n nay khi tham gia với tư cách là bên thứ ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)