Nhóm các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 52 - 59)

2.2. Thực tiễn tham gia từ các nƣớc thành viên của WTO

2.2.1. Nhóm các nước đang phát triển

Nhóm các nước đang phát triển chiếm khoảng ba phần tư tổng số các nước Thành viên của WTO và đóng một vai trò quan trọng của h thống thương mại đa biên. Nếu như trước đây vi c các nước đang phát triển còn nghi ngờ về tính minh bạch, công bằng khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT với lý do cơ chế này được xây dựng bởi các thành viên là những nước phát triển, thì hi n nay với những quy định cụ thể, rõ ràng trong từng giai đoạn giải quyết tranh chấp DSU các nước đang phát triển đều có cơ hội thắng ki n trước các nước phát triển nhờ khả năng sử dụng linh hoạt và hi u quả cơ chế này.

Lựa chọn cách thức tham gia vụ tranh chấp với tư cách bên thứ ba, nhiều nước Thành viên sáng lập WTO là những nước đang phát triển đã tham gia một cách tích cực, chủ động và đạt được những thành công rực rỡ. Có thể

kể đến những quốc gia thành viên tiêu biểu thuộc nhóm này như Braxin, Ấn Độ, Achentina, Chi Lê, Thái Lan,...

Bảng .1. Tham gia với tư cách bên thứ ba của một số Thành viên

sáng lập WTO thuộc nhóm các nước đang phát triển [47]

STT Nƣớc/vùng lãnh thổ Thành viên Ngày gia nhập WTO Tổng số vụ tham gia bên thứ ba Vụ đầu tiên tham gia bên thứ ba (Mã vụ) 1 Braxin 01/1/1995 100 DS27 2 Ấn Độ 01/1/1995 116 DS18 3 Achentina 01/1/1995 60 DS103 4 Chi Lê 01/1/1995 42 DS7 5 Thái Lan 01/1/1995 73 DS34

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ trang web của WTO www.wto.org

2.2.1.1. Braxin

Theo số li u thống kê, Braxin là nước Thành viên tham gia cơ chế giải quyết với tranh chấp DSU với tư cách là bên thứ ba ngày từ giai đoạn đầu khi mới ra nhập WTO với tổng số 99 vụ tranh chấp. Braxin đã sử dụng cơ chế này một cách hi u quả, sáng tạo với những mục đích cụ thể của mình [37]. Với tư cách là bên thứ ba trong các vụ tranh chấp tại WTO, Braxin đã thể hi n không những tham gia để bảo v lợi ích thương mại của mình mà còn gây ảnh hưởng tới các quan điểm và phán quyết của DSB trong các vụ ki n mà Braxin đã tham gia với tư cách này.

Ví dụ cụ thể như trong vụ Hoa Kỳ kiện Nhật Bản về các biện pháp gây ảnh hưởng đến các sản phẩm nông nghiệp (Mã vụ ki n DS76) [47] vi phạm các quy định tại Điều 4 Hi p định Nông nghi p, Điều XI GATT 1994, Điều 2, 4, 5, 7, 8 Hi p định về vi c áp dụng các bi n pháp v sinh và dịch tễ (Hi p định SPS). Braxin đã tham gia với tư cách bên thứ ba trong vụ ki n ngay từ

giai đoạn đầu của thủ tục giải quyết tranh chấp. Braxin đã gửi ý kiến để thể hi n quan điểm của mình cho Ban hội thẩm về vụ vi c tranh chấp. Trong đó, Braxin khẳng định lợi ích của mình bị ảnh hưởng bởi bi n pháp là đối tượng trong vụ tranh chấp và đưa ra trường hợp Nhật Bản đã áp dụng các bi n pháp cấm nhập khẩu đối với sản phẩm xoài của Braxin tương tự trước đó. Brazil lập luận Nhật Bản vi phạm các quy định tại Điều 2 và Điều 5 của Hi p định SPS trong vi c áp dụng đối với các sản phẩm nông nghi p. Trên cơ sở xem xét lập luận của các bên trong vụ tranh chấp và ý kiến của bên thứ ba, DSB đã thông qua phán quyết của Ban hội thẩm khẳng định rằng “Nhật Bản đã vi phạm Hiệp định SPS và điều này đã làm vô hiệu quá hoặc suy giảm các quyền lợi của Hoa Kỳ theo Hiệp định SPS” [47]. Có thể nói trong phán quyết của DSB, Braxin đã có ảnh hưởng không nhỏ khi vi n dẫn trước Ban hội thẩm bằng chính kinh nghi m thực tế của mình và bằng vi c đưa ra các lập luận của mình chứng minh Nhật Bản đã áp dụng các l nh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghi p là thiếu căn cứ và vi phạm quy định của Hi p định SPS.

2.2.1.2. Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những nước Thành viên có số vụ tham gia với tư cách là bên thứ ba nhiều nhất tại WTO. Kể từ thời điểm gia nhập tổ chức này, Ấn Độ đã tham gia của với tư cách là bên thứ ba với tổng số 116 vụ tính đến thời điểm hi n tại. Cũng như các nước Thành viên khác, Ấn Độ tham gia với tư cách bên thứ ba nhằm bảo v lợi ích của mình đồng thời theo dõi trình tự thủ tục tố tụng giữa các bên tranh chấp và góp ý kiến pháp lý có liên quan tới cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong những ngày đầu của WTO, Ấn Độ không sử dụng bất kỳ sự trợ giúp pháp lý nào từ bên ngoài để đối phó với các vụ vi c mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự tư vấn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đại di n thường trực của mình tại WTO. Điều này đã khiến cho Ấn Độ không có được cơ chế ứng phó linh hoạt và liên tục đối với các vụ vi c tranh chấp tại

WTO, do đó quốc gia này đã bắt đầu sử dụng các luật sư và hãng luật tư nhân chuyên ngành, và trở nên chủ yếu phụ thuộc vào luật sư nước ngoài trong đó có ACWL (Trung tâm tư vấn về luật WTO) để giải quyết tranh chấp tại WTO. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2003, Ấn Độ đã sử dụng luật sư trong nước để đại di n cho mình tại Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Kể từ sau 2004, Ấn Độ cũng không sử dụng dịch vụ của ACWL cho bất kỳ tranh chấp nào, nhưng vẫn xin ý kiến của ACWL về nhiều vấn đề pháp lý khác nhau. Trong khoảng thời gian này, Ấn Độ đã rất nỗ lực để các luật sư trong nước tham gia vào các vụ tranh chấp tại WTO, với mục tiêu giới hạn sự phụ thuộc vào luật sư nước ngoài và phát triển nguồn nhân lực trong nước [53].

Một trong những ví dụ điển hình về vi c tham gia của Ấn Độ với tư cách bên thứ ba trong các vụ ki n được tiến hành lần lượt bởi EC, Nhật Bản, Hoa Kỳ kiện In-đô-nê-xi-a về một số biện pháp nhất định gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô (lần lượt theo Mã vụ ki n DS54, DS55 và DS59) [47] vi phạm các Điều I, I:1, III, III:2, III GATT 1994; Điều 1, 2, 3.1(b), của Hi p định về Trợ cấp và các bi n pháp đối kháng (Hi p định SCM) và Điều 2 Hi p định về các bi n pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Ấn Độ đã đưa ra một số quan điểm, nhận định của mình về vụ tranh chấp trong báo cáo gửi Ban hội thẩm. Một trong những ý kiến đó là: i) Ấn Độ cho rằng In-đô-nê- xi-a đã vi phạm Điều 2 TRIMs và vi n dẫn quy định tại Điều 2.1 của TRIMs:

“không một Thành viên nào được phép áp dụng TRIMs trái với các quy định của Điều III của GATT 1994”; ii) Ấn Độ cũng đưa ra quan điểm không đồng tình với luận điểm khi cho rằng In-đô-nê-xi-a đã vi phạm nguyên tắc MFN được quy định Điều I GATT 1994 đối với sản phẩm xe hơi của Hàn Quốc. Có thể nhận định rằng, các ý kiến pháp lý của Ấn Độ được vi n dẫn có cơ sở, Ban hội thẩm đã xem xét các luận điểm của các bên trong đó có ý kiến của Ấn Độ (bên thứ ba) và ra phán quyết trong đó có nội dung: In-đô-nê-xi-a vi phạm Điều 2 TRIMs và không vi phạm nguyên tắc MFN tại Điều I GATT

1994 [47].

Ngoài ví dụ nêu trên đây, Ấn Độ còn tham gia tích cực ở các vụ ki n khác với tư cách bên thứ ba. Vi c tham gia vào các vụ tranh chấp với tư cách bên thứ ba với mục đích theo dõi một các có h thống quá trình giải thích, áp dụng các quy định của các bên tranh chấp và của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Vi c theo dõi trên giúp bên thứ ba nói chung và Ấn Độ nói riêng trong vụ tranh chấp có thể xem xét và đưa ra quan điểm, lập luận chặt chẽ để bảo v lợi ích hợp pháp của mình.

2.2.1.3. Chi Lê

Chi Lê cũng được đánh giá là một trong những nước Thành viên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp DSU một cách hi u quả và thành công. Với tổng số vụ theo thống kê, Chi Lê đã tham gia tổng số 42 vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. Chi Lê tham gia tư cách này một cách chủ động, tích cực trong các vụ tranh chấp bằng cách gửi ý kiến và trình bày quan điểm của mình trước Ban hội thẩm. Vi c tham gia chủ động, tích cực góp phần giúp Chi Lê có thể bảo v lợi ích đồng thời theo dõi vụ ki n theo từng giai đoạn tố tụng và góp tiếng nói ảnh hưởng của mình tới các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp.

Một trong những vụ tranh chấp điển hình mà Chi Lê đã thể hi n vai trò của mình đó là vụ Ecuador kiện Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với tôm của Ecuador (Mã vụ ki n DS335) [47] vi phạm các Điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 5.8, 6.10, 9.2, 9.3, 9.4, 10.1 Hi p định chống bán phá giá (Hi p định AD) và Điều 6 GATT 1994. Trong quá trình tham gia tố tụng, Chi Lê không những gửi ý kiến bằng văn bản mà còn trình bày quan điểm của mình trước Ban hội thẩm về vụ tranh chấp. Trong đó, Chi Lê khẳng định rằng vi c Hoa Kỳ tiếp áp dụng phương pháp tính toán biên độ pháp giá“zeroing” (Quy về không) là không phù hợp với quy định tại Điều 2.4.2 của Hi p định AD và Điều VI của GATT 1994. Không những thế Chi Lê còn chỉ ra rằng phương

pháp biên độ phá giá này của Hoa Kỳ đã từng bị Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của những vụ tranh chấp tương tự trước đó kết luận là vi phạm các quy định của Hi p định AD và Điều VI của GATT 1994. Ý kiến của Chi Lê với tư cách bên thứ ba trong vụ ki n này đã được Ban hội thẩm ghi nhận và đưa ra phán quyết rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) đã vi phạm các quy định Hi p định AD và đưa ra khuyến nghị yêu cầu Hoa Kỳ thay đổi bi n pháp đã áp dụng cho phù hợp quy định của Hi p định AD [47].

Ngoài ra, Chi Lê còn tham gia các vụ ki n với tư cách bên thứ ba trong những lĩnh vực tranh chấp có liên quan đến các hi p định khác của WTO. Sự tham gia với tư cách này giúp Chi Lê có tiếng nói và tầm ảnh hưởng của mình đối với các phán quyết của DSB.

2.2.1.4. Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước Thành viên ra nhập WTO từ rất sớm và sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hi u quả nhờ có sự phối hợp và phân công nhi m vụ một cách linh hoạt giữa các cơ quan chuyên trách trong vi c tham gia vào các vụ ki n tại WTO. Theo nguyên tắc chung, ở Thái Lan, tất cả các vấn đề WTO thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại, trong đó Vụ đàm phán thương mại, một cơ quan thuộc Bộ, là đầu mối phối hợp giữa các cơ quan và đảm bảo Thái Lan nhận được các thông tin và hướng dẫn thích hợp một cách kịp thời. Ngoài ra, Phái đoàn Thái Lan tại Giơ-ne-vơ là cơ quan thực hi n hầu hết các chức năng phối hợp với các đồng nguyên đơn trong suốt quá trình ki n tụng thực tế. Các quan chức làm vi c tại Phái đoàn đến từ các cơ quan khác nhau của chính phủ. Họ được kêu gọi và thuyên chuyển để hỗ trợ phái đoàn WTO khi cần thiết, thường là theo vụ vi c (ad hoc) khi có vụ ki n hay vấn đề khác nảy sinh. Vi c sử dụng nhân sự theo cơ chế ad hoc sẽ giúp cho Thái Lan huy động được các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể của vụ vi c từ các bộ ngành, nâng cao hi u quả làm vi c và giảm chi phí về nhân sự. Hơn nữa, cơ chế này cho phép Đại sứ có đầy đủ thẩm quyền để quản

lý quá trình tố tụng và nhân viên tham gia, do đó giảm bớt quá trình phối hợp giữa các cơ quan khác nhau vốn rất rườm rà [53].

Tính đến nay, Thái Lan đã tham gia 72/88 với tư cách bên thứ ba trong tổng số các vụ ki n tại WTO. Con số này đã nói lên vi c tích cực và ý nghĩa của vi c tham gia với tư cách này. Có thể lấy ví dụ về vi c tham gia của Thái Lan với tư cách bên thứ ba trong một loạt 8 vụ ki n có liên quan của Cộng đồng chung Châu Âu (EC), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan, Na Uy, New Zealand, Braxin ki n Hoa Kỳ áp dụng các Biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm thép (Mã vụ ki n DS248, DS249, DS251, DS252, DS253, DS254, DS258, DS259) vi phạm các quy định tại Điều I, XIII, XIX của GATT 1994 và Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 7 và Điều 9 của Hi p định về các bi n pháp tự v (Hi p định SG). Thái Lan đã tham gia với tư cách bên thứ ba cả 8 vụ ki n có nội dung tương tự như nhau nhằm mục đích theo dõi một cách có h thống quá trình lập luận giải thích giữa các bên và của cơ quan giải quyết tranh chấp tại WTO [47].

Bên cạnh những nước Thành viên thuộc nhóm các nước đang phát triển tham gia với tư cách bên thứ ba như các trường hợp nêu trên còn những nước Thành viên mới gia nhập WTO thuộc nhóm này và tham gia với mục đích học hỏi, làm quen với các thủ tục tố tụng và bước đầu vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hi u quả như thống kê dưới đây:

Bảng . . Tham gia với tư cách bên thứ ba của một số Thành viên

mới gia nhập WTO thuộc nhóm các nước đang phát triển [47]

STT Nƣớc/vùng lãnh thổ Thành viên Ngày gia nhập WTO Tổng số vụ tham gia bên thứ ba Vụ đầu tiên tham gia bên thứ ba (Mã vụ) 1 Ukraine 16/5/2008 13 DS435 2 Kazakhstan 30/11/2015 1 DS493

3 Vi t Nam 11/1/2007 22 DS343

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ trang web của WTO www.wto.org

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)