Kinh nghiệm quản lý tín dụng tiêu dùng của một số Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 47)

hàng thương mại trên địa bàn

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Phú Thọ Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Phú Thọ

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Phú Thọ (BIDV Phú Thọ) chính thức đi vào hoạt động đa năng như một ngân hàng thương mại từ năm 1995. Từ thời điểm này, BIDV Phú Thọ đã phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ như huy động vốn, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối…. Hoạt động tín dụng được chú trọng trong quá trình phát triển với việc thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm, trong đó tín dụng tiêu dùng rất được chú trọng, … BIDV thường xuyên chăm sóc khách hàng với các chương trình khuyến mại như mở thẻ miễn phí, mở thẻ tín dụng cho các cán bộ thuộc sở ban ngành đoàn thể.. BIDV đã thực hiện việc phân khúc khách hàng vay tiêu dùng như: Khách hàng quan trọng, khách hàng cần thiết và Khách hàng phổ thông. Áp dụng các cơ chế chăm sóc với từng phân khúc khách hàng, tiếp tục mở rộng thị phần bằng việc mở các phòng Giao dịch tại một số địa bàn trong tỉnh. Nhờ những hoạt động trên, việc tăng trưởng tín dụng của BIDV Phú Thọ qua các năm đã có sự tăng trưởng đều và ổn định. Dư nợ toàn Chi nhánh đến 31/12/2013 đạt 2.335 tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm 2012, đứng thứ 3 trên toàn tỉnh về dư nợ.

1.6.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Phú Thọ TMCP Công thương Việt Nam - CN Phú Thọ

Chi nhánh Phú Thọ là một Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Sau nhiều năm phát triển, Chi nhánh Phú Thọ đã có đạt được những thành tựu đáng kể và là một trong năm chi nhánh Ngân hàng lớn trên địa bàn. Trong quá trình phát triển tín dụng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng Ngân hàng TMCP Công thường Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ chưa thực sự phát huy hết được năng lực nội tại bên trong để vươn lên vị trí cao hơn so với các TCTD trên địa bàn. Màng lưới của Chi nhánh chưa được mở rộng lớn như Ngân hàng NN và PT Nông Thôn và BIDV, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên địa bàn, đặc biệt là phát triển các phòng giao dịch và điểm giao dịch đến các huyện và các xã trên toàn tỉnh. Tuy đã thực hiện cổ phẩn hóa, tuy nhiên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ chưa áp dụng hết các chính sách phát triển và quản lý tín dụng đa dạng, chưa phân khúc khách hàng để có chính sách cụ thể chăm sóc đối với các khách hàng để tạo niềm tin, khai thác nhu cầu sử dụng vốn, tạo cơ hội tiếp cận tín dụng tiêu dùng đối với các khách hàng.

1.6.3. Kinh nghiệm quản lý tín dụng tiêu dùng của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ nhánh tỉnh Phú Thọ

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ) là một trong các Ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Do được thành lập từ 1988, Ngân hàng Nông nghiệp đã thiết lập được màng lưới rộng lớn tại tất cả các huyện, các xã trong toàn tỉnh. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Nông nghiệp cũng luôn chú trong việc phát triển tín dụng, và gần đây đã quan tâm nhiều hơn đến tín dụng tiêu dùng để khai thác các mảng khách hàng tiềm năng, đa dạng sản phẩm tín dụng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Agribank Chi

nhánh tỉnh Phú Thọ cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội địa phương, những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, khó khăn từ nội tại của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng bị khống chế mức cho vay, lãi suất liên tục biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt... Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Để đạt được mục tiêu đã định, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã cố gắng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chi nhánh đã bám sát định hướng mục tiêu và kế hoạch kinh doanh để đầu tư tín dụng hiệu quả và chất lượng. Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã điều hành lãi suất linh hoạt, không bị tác động tâm lý bởi cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng cổ phần, với uy tín và sản phẩm đa dạng nên tốc độ tăng tiền gửi dân cư vẫn cao, góp phần nâng cao năng lực tài chính...

Ngân hàng còn tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án nâng cao chất lượng tín dụng giai đoạn 2013-2020, quan tâm nhiều hơn đến mảng tín dụng tiêu dùng, chủ động áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Hướng dẫn, hỗ trợ các chi nhánh khai thác, vận hành tốt chương trình giao dịch tín dụng và báo cáo thống kê trên hệ thống để kịp thời xử lý trong hoạt động kinh doanh, tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt độ

Thường xuyên quan tâm chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi khách hàng giao dịch, đặc biệt khách hàng khối văn phòng, cán bộ viên chức thường có nhu cầu tún dụng tiêu dùng, đồng thời phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm cho vay, hình ảnh của Agribank tới đông đảo khách hàng.

Do tận dụng được lợi thế và màng lưới rộng lớn và hoạt động lâu năm trên địa bàn, cùng với việc luôn đổi mới trong phong cách phục vụ và đào tạo phát triển nhân viên, đến nay, Agribank Phú Thọ là một ngân hàng có dư nợ

chiếm tỷ trọng cao nhất trong các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tính đến

thời điểm 31/12/2013 tổng dư nợ đầu tư cho nền kinh tế của Agribank Chi

nhánh tỉnh Phú Thọ đạt 7.738 tỷ đồng, tăng 1.110 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng 16,7%, chiếm 33,5% thị phần của các NHTM trong toàn tỉnh.

1.6.4. Bài học kinh nghiệm đối với NHNT Việt Trì

Qua kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong quản lý tín dụng có thể rút ra một số bài học cho NHNT Việt Trì như sau:

Một là, Hoàn thiện quy trình, hợp tác với các tổ chức mua bán nợ, kinh

doanh rủi ro. Những tổ chức này sẽ góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện quy trình, quy chế quản lý rủi ro tín

dụng, tín dụng tiêu dùng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.

Ba là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân

hàng.

Bốn là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để

nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách.

Năm là, Thực hiện chấm điểm tín dụng theo đúng quy định của NHNT,

giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Áp Giám sát chặt chẽ các khâu luân chuyển chứng từ, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín dụng,

Sáu là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Cần linh hoạt trong

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nhiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Quản lý tín dụng tiêu dùng tại

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Việt Trì như thế nào? Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì ?.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập phần trên. Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Cơ sở công tác quản lý tín dụng tiêu dùng của NHTM là gì ?

- Công tác quản lý tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2011-2014 của NHNT Việt Trì thực hiện như thế nào?

- Các nhân tố nào tác động đến công tác quản lý tín dụng tiêu dùng của NHNT Việt Trì?

- Định hướng và giải pháp nào để NHNT Việt Trì quản lý công tác tín dụng tiêu dùng nhằm tối đa hóa hiệu quả sản phẩm tín dụng tiêu dùng?

2.2. Phương pháp nhiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa vào phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để qua đó khẳng định các kết quả nghiên cứu và minh chứng cho các kết luận của mình.

2.2.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận.

Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tượng trong các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh.

2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin

Trong luận văn này tác giả sử dụng thông tin thứ cấp, tài liệu được lấy chủ yếu từ sách báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, thời báo kinh tế, các tài liệu trên trang Web có liên quan đến nội dung luận văn.

Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội của các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tổng kết chuyên đề qua các năm và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đề ra trong những năm tới của NHNT Việt Trì, NHNN tỉnh Phú Thọ và các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình.Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc quản lý tín dụng tại NHTM. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tín dụng nói chung và quản lý tín dụng tiêu dùng nói riêng.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế

Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng.Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là việc quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì.. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn.Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản lí tín dụng nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu.Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.

- Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.

- Số liệu thứ cấp dạng thô được tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có của Ngân hàng Ngoại thương thông qua các văn bản hướng dẫn và báo cáo chuyên ngành.

2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của ngân hàng đang nghiên cứu.Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình quản lý và phát triển tín dụng tiêu dùng.

Dùng bảng biểu và đồ thị đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu tín dụng qua các năm 2011, 2012, 2013,2014 dựa trên các thông tin được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ thông tin báo cáo của các NHTM trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu, nhược điểm của đơn vị mình.Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng quản lí tín dụng tiêu dùng của các NHTM. Việc phân tích thực trạng dựa trên các tiêu chí về chất lượng, quy mô,..chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về việc quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì có đảm bảo các yêu cầu theo quy định của NHNT và NHNN hay không.

Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTM. Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

2.2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại NHNT Việt Trì. Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại NHNT Việt Trì.

2.2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý

luận về quản lý tín dụng tiêu dùng tại các NHTM nói chung và quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì nói riêng.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các khái niệm, quy định, về quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTM

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)