Đánh giá quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 84 - 98)

Với những chính sách đổi mới, trong những năm qua hệ thống NHNT nói chung và NHNT Việt Trì nói riêng đã có những phương hướng cụ thể trong việc đã dạng hoá các loại hình sản phẩm của mình. Trong đó hoạt động tín dụng tiêu dùng đang được xem là mục tiêu đầu tư với tiềm năng tương đối dồi dào đồng thời rủi ro được phân tán. Mặc dù cho đến nay những đóng góp của hoạt động kinh doanh này trong kết quả chung của cả ngân hàng còn quá nhỏ bé. Sau đây là những phân tích một cách cụ thể về kết quả đạt được cũng như một số hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì.

3.5.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân trong hoạt động quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì

3.5.1.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì

a. Dư nợ tín dụng tiêu dùng liên tục gia tăng

Hoạt động tín dụng tiêu dùng có xu hướng ngày càng mở rộng và phát triển, xuất hiện thêm những sản phẩm dịch vụ mới.Dư nợ tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì ngày càng tăng qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014.Hoạt động tín dụng tiêu dùng ngày càng phát triển, tạo cơ hội cho ngân hàng đa dạng hoá khách hàng, phân tán rủi ro đồng thời lợi nhuận ngày càng tăng cao. Điều này đã tạo nên những dấu hiệu tích cực góp phần củng cố niềm tin cho Ban lãnh đạo NHNT Việt Nam nói chung và NHNT Việt Trì nói riêng trong quá trình triển khai các dịch vụ cho vay mới nhằm vào đối tượng khách hàng là thể nhân. Mặc dù, những nhu cầu vay từ phía người tiêu dùng là rất cao, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng nhưng dư nợ hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì vẫn không ngừng tăng cao.

Hoạt động tín dụng tiêu dùng ngày càng phát triển, số lượng khách hàng ngày càng tăng đến cuối năm 2014 có 235 khách hàng thực hiện vay tiêu dùng tại NHNT Việt Trì tăng 33% so với năm 2013. Ngoài ra, thu hút một số lượng lớn khách hàng đến giao dịch với các dịch vụ như giao dịch tài khoản cá nhân và gửi tiết kiệm, dịch vụ thanh toán chuyển tiền.... từ đây tạo ra những ảnh hưởng tích cực góp phần phát triển của các dịch vụ đi kèm hỗ trợ.

c. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng tiêu dùng

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tiêu dùng mang lại tương đối cao. Ngoài các món vay tiêu dùng có thế chấp sổ tiết kiệm của NHNT phát hành với thời hạn dưới 12 tháng được áp lãi suất thấp để thu hút khách hàng vay và khách hàng gửi tiết kiệm, thì hầu hết các món vay tiêu dùng được áp lãi suất tương đối cao, do hoạt động này được coi là có mức độ rủi ro cao, chi phí thẩm định các món vay tiêu dùng lớn, đặc biệt các món vay trả góp.

d. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp

Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì ngày càng phát triển tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vay là rất thấp. Lý do, doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số cho vay của cả chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Các món vay tiêu dùng hiện nay còn đang hạn chế do đó công việc kiểm soát món vay dễ dàng hơn. Trong nhiều năm liền NHNT Việt Trì không xảy ra hiện tượng nợ quá hạn của các cá nhân vay tiêu dùng riêng trong năm 2014 có xảy ra quá hạn 0,05% dư nợ vay tiêu dùng do có một số cá nhân chậm trả lãi.

e. Cơ hội bán chéo sản phẩm

Thông qua sự phát triển của hoạt động tín dụng tiêu dùng mà cơ hội hợp tác bán chéo sản phẩm giữa ngân hàng và nhà cung cấp sản phẩm. Giả sử ngân hàng có thể kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hay doanh nghiệp sản xuất đang vay vốn tại mình, để bán các sản phẩm của doanh

nghiệp này đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức vay trả góp, vay trả tiền một lần với số tiền mua sản phẩm được chiết khấu theo một tỷ lệ nhất định. Quá trình hợp tác này sẽ giúp khách hàng tiêu dùng có thể mua sản phẩm từ các nhà cung cấp trực tiếp không phải thông qua trung gian, các doanh nghiệp bán hàng thu tiền trả nợ ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thêm nhiều khách hàng vay vốn.

3.5.1.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam nói chung khá ổn định mặc dù tình hình kinh tế thế giới luôn có những biến động phức tạp, giá cả trong nước vẫn khá ổn định chỉ dao động rất ít.

Kể từ năm 2012 đến nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giúp cho người dân tin tưởng và lạc quan vào tương lai từ đó nhu cầu vay tiêu dùng cũng tăng cao.

Ngoài ra, trong những năm gần đây sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng ngày càng gần hơn với người sử dụng, người dân không chỉ biết đến ngân hàng là nơi nhận tiền gửi tiết kiệm mà còn biết đến các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, rút tiền tự động (ATM)…, trong đó dịch vụ tín dụng tiêu dùng đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của họ dưới các cái tên hấp dẫn như cho vay mua nhà trả góp, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay du học, ...

Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách trực tiếp điều chỉnh hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng luôn được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quan tâm sửa đổi, từng bước hoàn thiện theo hướng ngày càng mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của ngân

hàng đồng thời tạo ra căn cứ pháp lý đảm bảo cho hoạt động vay tiêu dùng của ngân hàng.

b. Nguyên nhân chủ quan

NHNT Việt Trì đã ngày càng được mở rộng về qui mô hoạt động rộng khắp trên địa bàn Việt Trì, từ một Chi nhánh mới thành lập năm 2011, chỉ có trụ sở chính tại 1606A Đại Lộ Hùng Vương, TP Việt Trì đến nay đã có thêm 2 Phòng giao dịch tạo ra các kênh thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tạo cơ sở nguồn vốn cho hoạt động tín dụng được vững chắc. Đồng thời tại chi nhánh và phòng giao dịch này cũng thực hiện cho vay tiêu dùng góp phần phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng cho chi nhánh .Đối với trường hợp cho vay cầm cố giấy tờ có giá khách hàng không phải đi xa có thể làm thủ tục và rút tiền ngay tại các phòng giao dịch.

Hệ thống NHNT Việt Nam nói chung và NHNT Việt Trì nói riêng luôn tự hào có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, đội ngũ cán bộ tín dụng tuy trẻ trong tuổi nghề nhưng nhận thức năm bắt công việc rất nhanh, thường xuyên theo dõi bám sát các khoản tín dụng để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro của khoản vay để từ đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, linh hoạt, đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng.

Tóm lại, cùng với sự hướng dẫn sát sao của NHNT Việt Nam, NHNT Việt Trì đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm hạn chế tối đa trong hoạt động tín dụng tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường, dư nợ hàng năm tăng cao.

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì

3.5.2.1. Hạn chế trong quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì

Quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế sau:

a. Ngân hàng chưa chú trọng phát triển tín dụng tiêu dùng

Ngân hàng vẫn tập trung ưu tiên cho vay kinh doanh hơn cho vay tiêu dùng, các khoản cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. Mặc dù dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước những tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ còn quá nhỏ bé so với tổng dư nợ vay của ngân hàng (dao động ở mức 3% so với tổng dư nợ). Đây là một trong những hạn chế của không chỉ riêng NHNT Việt Trì mà còn các NHTM quốc doanh hiện nay cũng trong tình trạng như vậy.Trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam và các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài đang tập trung khai thác thị trường đầy tiềm năng này.Đối với các ngân hàng nước ngoài dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm từ 30- 40% tổng dư nợ của các NHTM, tuy nhiên cũng phải nói thêm các ngân hàng này đã khai thác hoạt động tín dụng tiêu dùng này từ rất lâu.Từ số dư nợ thực tế về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì nói trên cho thấy hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các Chi nhánh chưa được quan tâm phát triển.

Việc ngân hàng chưa chú trọng phát triển tín dụng tiêu dùng còn thể hiện ở chỗ phân bổ số lượng cán bộ trong lĩnh vực này còn rất ít, mà đặc thù của hoạt động cho vay này là số lượng món vay lớn vì vậy số lượng cán bộ làm công tác này cũng phải tương ứng với nhu cầu đó. Bên cạnh đó, tại NHNT Việt Trì chưa thành lập một phòng chuyên cho vay tiêu dùng, hiện tại

bộ phận này vẫn nằm trong Phòng Khách hàng và do một số cán bộ đảm đương, ngoài ra việc vay tiêu dùng có bảo đảm bằng sổ tiết kiệm còn được thực hiện tại các phòng giao dịch, cho vay phát hành thẻ tín dụng thì thực hiện tại bộ phận thẻ. Như vậy, việc cho vay tiêu dùng chưa có sự quản lý tập trung do đó rất khó đánh giá nhu cầu khách hàng về các sản phẩm mà Ngân hàng đang cung cấp để từ đó có chiến lược phát triển sản phẩm có ưu thế.

b. Đối tượng vay vốn và loại hình cho vay còn hạn chế

Về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác, tại quyết định số 17065/QĐ-NHNT, NHNT quy định cụ thể về đối tượng vay là Công/viên chức Nhà nước, CBCNV lực lượng vũ trang - có biên chế dài hạn, công nhân viên ký hợp đồng lao động dài hạn đang làm việc tại các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Tổ chức kinh tế Quốc doanh, ngoài Quốc doanh, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài....Tuy nhiên đến nay hoạt động tín dụng không có tài sản đảm bảo này chỉ cung cấp cho các đối tượng là CBCNV công tác tại NHNT, NHNN và một số ít trường hợp đặc biệt khác. Chính việc hạn chế cho vay các đối tượng này đã khiến cho dư nợ của hoạt động tín dụng tiêu dùng luôn ở mức thấp.

Ngân hàng chưa tập trung phát triển loại hình cho vay trả góp, do cho vay trả góp thường diễn ra trong thời gian dài, quy mô món vay nhỏ, đối tượng vay là những người có mức thu nhập trung bình thậm chí thấp. Trong khi Ngân hàng Ngoại thương vẫn được biết đến là ngân hàng chủ yếu cho vay các món lớn, vay xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc triển khai mô hình cho vay trả góp cần rất nhiều cán bộ và việc quản lý khách hàng rất tốn kém và vất vả trong quá trình thu nợ thì ngân hàng tỏ ra không mấy mặn mà.

Như vậy, đối tượng của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh là rất hạn chế, chỉ dừng lại ở cho vay thế chấp chứng từ có giá, tín chấp (cho vay không có đảm bảo bằng tài sản), cho vay mua ôtô trả góp, hình thức cho vay

chưa phong phú, dẫn đến qui mô hoạt động tín dụng tiêu dùng nhỏ chưa tương xứng với nguồn vốn cũng như qui mô hoạt động của một ngân hàng lớn như NHNT.

c. Thời gian thẩm định kéo dài

Trường hợp khách hàng vay cầm cố sổ tiết kiệm thì thời gian thẩm định bộ vay không quá 1 ngày, tuy nhiên trong trường hợp khách hàng vay thế chấp quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, vay trả góp thì thời gian thẩm định là rất lâu có thể kéo dài từ 4 - 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay, (theo quy định là không quá 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ). Như vậy, là quá lâu đối với khách hàng vì nó có thể ảnh hưởng đến cơ hội của khách hàng thậm chí thay đổi nhu cầu của người vay. Trong khi theo quy trình và phương pháp thẩm định của các nước đang áp dụng thì thời gian này chỉ mất vài giờ có thể có quyết định cho vay hay không. Mặt khác, số lượng các món vay tiêu dùng thường rất lớn nếu cứ thực hiện quy trình xét duyệt cho vay như cho vay sản xuất - kinh doanh thì sẽ tốn rất nhiều công sức của cán bộ cũng như chi phí để thực hiện những công việc đó.

d. Mạng lưới chi nhánh hạn chế

So với các ngân hàng quốc doanh khác trên cùng địa bàn thì NHNT Việt Trì có mạng lưới rất nhỏ hẹp đến thời điểm hiện tại mới có 2 Phòng giao dịch.Như vậy, chỉ riêng địa bàn Việt Trì NHNT Việt Trì đã không có chi nhánh ở các huyện, thị xã còn lại.Trong khi các ngân hàng khác không chỉ có chi nhánh tại các huyện mà còn xuất hiện đến các phường xã, mạng lưới của họ phủ kín khắp nơi đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Công thương. Việc mở rộng chi nhánh sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng tiếp cận khách hàng, không chỉ phát triển cho vay mà hoạt động huy động và các dịch vụ thanh toán khác cũng phát triển theo. Ngoài ra, đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình do đó họ luôn có xu hướng vay vốn tại các ngân hàng gần nơi mình sống.

e. Thông tin của Ngân hàng còn hạn chế

- Thông tin từ bên ngoài: hầu hết các thông tin từ bên ngoài để phục vụ

công tác thẩm định bộ vay và thẩm định khách hàng đều do khách hàng cung cấp, nó không mang tính khách quan. Cũng có thể có một số thông tin từ nguồn khác như báo, đài, tạp chí điện tử...., tuy nhiên các thông tin này đôi khi chậm và thiếu chính xác. Việc mua các thông tin đã được theo dõi và phân tích, dự báo mặt hàng và ngành hàng, lĩnh vực kinh tế hầu như không có.

- Thông tin nội bộ: Để phục vụ cho công tác quản lý số lượng và chất

lượng thông tin nội bộ là rất quan trọng. Tuy nhiên, do chất lượng báo cáo không cao, tỷ lệ sai lệch so với thực tế nhiều vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý.Ngoài ra, hiện tại muốn biết được các thông tin về một cá nhân thông qua hỏi tin từ Phòng thông tin tín dụng Ngân hàng Ngoại thương hay Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước là hầu như không có.Hơn nữa, việc chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các phòng còn yếu.

Vậy những hạn chế trên đây do những nguyên nhân nào?

3.5.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế trên đây do những nguyên nhân sau đây: a.Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân từ phía nền kinh tế:

Trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động đặc biệt trong hai năm gần đầy, giá cả hàng hoá liên tục gia tăng, lãi suất cho vay cũng liên tục tăng cao do có những ảnh hưởng từ phía thị trường Mỹ. Khiến cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 84 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)