Quy trình xử lý phát sinh nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 72 - 77)

3.3.1.Phân loại nợ quá hạn

*Căn cứ vào thời gian quá hạn:

- Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày - Nợ quá hạn trên 360 ngaỳ

*Căn cứ theo thành phần kinh tế:

- Nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhà nước - Nợ quá hạn của các doanh nghiệp tư nhân

- Nợ quá hạn của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn - Nợ quá hạn của các hộ sản xuất cá thể

*Căn cứ theo khả năng thu hồi:

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100% - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 1 phần - Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi *Căn cứ theo loại nguyên tệ:

- Nợ quá hạn bằng VNĐ - Nợ quá hạn bằng ngoại tệ

*Căn cứ theo thời hạn của khoản vay: - Nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn

- Nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài hạn *Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh:

- Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan - Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan

3.3.2. Xử lý nợ quá hạn:

Bất kỳ một ngân hàng nào dù có áp dụng biện pháp phòng ngừa tốt thì cũng không thể tránh khỏi tình trạng nợ quá hạn của cáckhoản vay. Do vậy để hạn chế nợ quá hạn thì ngoài việc phòng ngừa cần có những biện pháp xử lý đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh

Căn cứ lựa chọn các xử lý

Việc quyết định lựa chọn giải pháp xử lí NQH nào thường bị chi phối bởi quan điểm về “đạo đức tín dụng” và chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng của người điều hành ngân hàng thương mại, trong đó phải kể đến các yếu tố chính sau:

- Tình hình thu ngân và tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản vay. - Sự thật thà và thái độ của người vay đối với các khoản nợ

- Sức mạnh tài chính và khả năng chi trả của người vay - Thái độ của các chủ nợ khác của khách hàng

Các biện pháp xử lý chủ yếu:

Biện pháp khai thác:

Khi người vay ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, ngân hàng có thể và thường tham gia tổ chức khai thác, dĩ nhiên phải đặt trong trường hợp người vay thật thà và thái độ của họ đối với khoản nợ và chi trả là thoả đáng. Ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Ngân hàng có những lời khuyên để giúp người vay tạo nguồn thu trả nợ cho

ngân hàng. Bằng kinh nghiệm và sự am hiểu của mình trên nhiều lĩnh vực, ngân hàng sẽ có những lời khuyên để giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh

- Gia hạn nợ: Một khi khàch hàng đã gặp phải khó khăn trong việc trả nợ gốc

thì phần lãi càng khó có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy chế tài chuyển nợ quá hạn với lãi suất cao càng làm khó khăn thêm cho khách hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng phải tiến hành điều tra, xác minh xem nguyên nhân chính do đâu và thái độ của người vay như thế nào? Nếu do các nguyên nhân: thua lỗ do giá cả thị trường biến động mạnh ngoài dự kiến, sản lượng và doanh thu đạt thấp, thiên tai địch hoạ….thì món vay cần phải xem xét ra hạn.

- Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Đối với các khoản vay mà ngân hàng định kì trả nợ

không đúng chu kỳ kinh doanh, cho vay ngắn hạn các đối tượng trung và dài hạn thì ngân hàng nên xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ đúng hạn.

- Cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”: trong những giai đoạn khó khăn, một số

khách hàng không những không trả được nợ đáo hạn, xin gia hạn nợ mà còn có nhu cầu vay thêm vốn để giải quyết khó khăn tài chính tạm thời như: sản phẩm chưa tiêu thụ được nhưng vẫn phải tiếp tục mua vật tư, trả lương công nhân để duy trì sản xuất bình thường, khắc phục sự cố kĩ thuật…. Trong những trường hợp như vậy các ngân hàng thương mại cần phân tích, cân nhắc thận trọng để tíêp thêm “sinh khí” cho khách hàng.

- Ngân hàng cần nắm giữ phần chủ động, thậm chí điều hành hoạt động kinh

doanh đến khi đảm bảo rằng khoản vay sẽ được chi trả: Điều này được thực

hiện khi giám đốc đương nhiệm không có khả năng, có bằng chứng về tính gian dối, và phương pháp này có vẻ là giải pháp hợp lý cho một tình huống xấu.

- Chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp: Đây là

biện pháp : Với uy tín, kinh nghiệm của mình sự góp mặt của ngân hàng với tư cách là cổ đông của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.

Biện pháp thanh lý:

Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng:

- Ngân hàng thuyết phục doanh nghiệp tự bán tài sản thế chấp: Đây là một

cách giải quyết có lợi cho khách hàng và ngân hàng. Việc khách hàng tự bán tài sản thường được đánh giá cao hơn là buộc phải phát mại, đồng thời tránh cho khách hàng khỏi bị giảm uy tín trên thương trường. Mặt khác ngân hàng cũng tránh được chi phí phát mại và thủ tục pháp lý gắn với sở hữu và phát mại tài sản tài chính.

- Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp

đồng: Đây là cách giải quyết không dễ dàng bởi đây không phải là nhiệm vụ

của ngân hàng. Hơn nữa việc bán tài sản tài chính để thu nợ, doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản tài chính làm tài sản sở hữu của mình làm trụ sở, bán trả góp cho cán bộ công nhân viên…theo hợp đồng bán có điều kiện

- Gán nợ: Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, không có

nguồn thu nhập nào khác và có uỷ quyền cho ngân hàng toàn quyền đinh đoạt trong việc bán tài sản tài chính để thu hồi nợ..

- Sử dụng biện pháp lý để thu hồi nợ vay: Ngân hàng có thể nhờ công an địa

phương thúc ép trả nợ hoặc khởi kịên ra toà. Đây là biện pháp mà các ngân hàng đều không muốn áp dụng vì nó rất phức tạp, thủ tục lại rườm rà và mất nhiều thời gian.

-Thành lập uỷ ban chủ nợ: Nếu ngân hàng là một trong số các chủ nợ của

thứ tự ưu tiên trả nợ như nhau thì một uỷ ban trả nợ có thể được thành lập. Sau đó uỷ ban này bán số tài sản của doanh nghiệp và chia số tiền thu được cho các chủ nợ khác nhau. Trong trường hợp các chủ nợ không thoả thuận được với nhau thì lại cần đến sự phán xử của người khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)