Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 41)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp không can thiệp. Đây là phƣơng pháp đƣợc tiến hành thông qua việc mô tả và phân tích tình hình chứ không tiến hành can thiệp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập và trình bày có hệ thống các số liệu về quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Quảng Ninh nhằm cung cấp một bức tranh cụ thể và tổng thể về cho vay, hiệu quả sử dụng, hiệu quả thu hồi vốn cho vay hộ nghèo, đặc biệt là giai đoạn 2010 đến năm 2015. Thông tin đƣợc thu thập từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ NHCSXH tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan khác. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Tài liệu phục vụ nghiên cứu gồm có: Các văn bản, tài liê ̣u của Chính phủ, của các bộ, ban, ngành có liên quan đến v ấn đề tín dụng hộ nghèo; Báo cáo thống kê các năm của NHCSXH Quảng Ninh; Các chƣơng trình, dự án liên quan đến vay vốn hộ nghèo; ...

Quá trình phân tích và xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện sau khi tiến hành nghiên cứu mô tả hoặc lồng ghép trong quá trình nghiên cứu mô tả. Ở bƣớc này, tác giả tập trung vào một số các yếu tố nhƣ số vốn cho vay, vốn thực hiện, hiệu quả cho vay,…Từ đó, tìm ra nguyên nhân cho những tồn tại trong việc quản lý vốn cho vay hộ nghèo.Dữ liệu đƣợc phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel.Quá trình xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp định tính nhƣ phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê.

Luận văn nghiên cứu từ góc độ kinh tế học, trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, với mỗi phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả thực hiện các bƣớc triển khai phù hợp.

2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về quản lý vốn cho vay hộ nghèo, tín dụng hộ nghèo.

- Phân tích các vấn đề nhƣ số vốn cho vay, vốn thực hiện, hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh.

 Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định vấn đề cần phân tích

Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về sự cần thiết, hiệu quả vốn cho vay hộ nghèo.Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích vì sao cần phải phát huy những lợi thế và điểm mạnh trong việc đẩy mạnh hiệu quả cho vay hộ nghèo?

Bƣớc 2: Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là việc đánh giá hiệu quả vốn cho vay hộ nghèo của NKCSXH tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan: Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về tín dụng, cho vay hộ nghèo, các báo cáo nghiên cứu… Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn.Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài.Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

Bƣớc 3: Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về công tác quản lý nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh và tiến hành phân tích các nội dung trong công tác quản lý vốn của Ngân hàng, lý giải ý nghĩa của những số liệu về hiệu quả cho vay vốn hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh.

Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về phân tích.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá, đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

2.3.2. Phương pháp thống kê

 Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các phƣơng hƣớng, đề xuất giải quyết.

- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.

- Quản lý vốn cho vay hộ nghèo trong nội dung đề tài sẽ đƣợc phân tích tập trung vào các tiêu chí liên quan: Luỹ kế số lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn Ngân hàng, Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn, Số tiền vay bình quân 1 hộ, Số hộ đã thoát khỏi ngƣỡng nghèo đói và thực tế khảo sát thu thập ý kiến của một số hộ dân tại Quảng Ninh)về hiệu quả của hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cũng nhƣ các kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động vay và cho vay hộ nghèo. Việc kết hợp giữa các phƣơng pháp thống kê với phƣơng pháp điều tra khảo sát có sự tham gia của ngƣời dân ở địa phƣơng sẽ cho những kết quả tin cậy góp phần đƣa ra những khuyến nghị phù hợp trong đề tài.

- Với các chỉ tiêu thống kê qua hàng năm, chủ trì đề tài sẽ thông qua Ban kiểm soát của Hội sở Ngân hàng Chính sách Xã hội để thu thập các số liệu cần thiết trong đề tài.

- Ngoài ra, chủ trì đề tài sẽ sử dụng dữ liệu thứ cấp từ cuộc khảo sát quan niệm hay nhận thức, hiểu biết của đối tƣợng hộ nghèo về các cơ chế chính sách cho vay đối với ngƣời nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc (bao gồm Quảng Ninh), đánh giá của nhóm đối tƣợng khảo sát về hiệu quả của hoạt động cho vay ngƣời nghèo, quan điểm mở và đánh giá của ngƣời đƣợc hỏi về những nhân tố cản trở và thúc đẩy hoạt động hỗ trợ tín dụng ngƣời nghèo hiện nay. Điều tra đƣợc thực hiện thƣờng niên của NHCSXH tại tỉnh Quảng Ninh. Thông qua báo cáo xử lý kết quả điều tra, chủ trì đê tài sẽ sử dụng các thống kê thu đƣợc để làm minh chứng cho đề tài nghiên cứu .

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)