CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Quản lý quy trình cho vay
Quy trình bắt đầu từ các Tổ tiết kiệm và vay vốn của xã là những ngƣời nắm rõ hoàn cảnh của từng hội viên. Cách tổ chức trên đó giảm bớt gánh nặng giám sát các khoản vay cho cán bộ tín dụng. Ngoài ra còn phát huy đƣợc sự phối hợp của các tổ chức liên quan, đẩy mạnh đƣợc công tác xã hội hoá trong việc cho vay hộ nghèo.
Nếu sự phối hợp giữa Ngân hàng và các hộ nghèo luôn thống nhất, đạt hiệu quả sẽ thu hút đƣợc ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ và nhanh chóng giảm đƣợc số hộ nghèo trên địa bàn. Mặc dù vậy, mô hình không phải là không có hạn chế, chẳng hạn nhƣ: Hiện nay Đảng và Nhà nƣớc đang kêu gọi sự tham gia tích cực của các tổ chức và các cá nhân trong công tác xoá đói giảm nghèo, để làm sao có thể xã hội hoá đƣợc công tác ấy, sao cho những ngƣời dân sẽ quan tâm và trợ giúp đồng bào của mình khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài tổ chức tham gia thiếu tinh thần hợp tác trong công tác đẩy mạnh cho vay, công tác báo cáo kết quả cho vay hoặc hiện tƣợng hội viên sử dụng vốn sai mục đích.
Trực tiếp
Gián tiếp
(1) Khi vay vốn chủ hộ viết 1 giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.
(2) Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét hộ đƣợc vay, lập danh sách hộ gia đình nghèo đề nghị vay vốn và gửi danh sách hộ nghèo lên ban XĐGN và UBDN xã.
(3) Ban xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng
(4) NHCSXH xét duyệt và thông báo danh sách đến các hộ đƣợc vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
(5) NHCSXH thông báo kết quả phê duyệt đến bao xoá đói giảm nghèo và UBND xã.
(6) UBND xã thông báo cho đơn vị nhận uỷ thác về kết quả phê duyệt của Ngân hàng.
(7) Đơn vị nhận uỷ thác thông báo thời gian và địa điểm giải ngân cho các hộ vay vốn.
(8) Ngân hàng cùng đơn vị nhận uỷ thác và Tổ tiết kiệm và vay vốn tiến hành giải ngân đến từng hộ gia đình đƣợc vay vốn.