Một số hoạtđộng chủ yếu của Ngân hàng Chính sách Xã hội Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về tình trạng nghèo đói và hoạtđộng của Ngân hàng Chính sách

3.1.3. Một số hoạtđộng chủ yếu của Ngân hàng Chính sách Xã hội Quảng

thời gian qua

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn huy động của NHCSXH Quảng Ninh

Đơn vị: Tỷ đồng TT Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Vốn trung ƣơng 363 502 619 822 1.284 1.482 2 Vốn ngân sách tỉnh 27 29 29 33 38 48 3 Vốn huy động tiết kiệm 11 20 18 17 28 39 Tổng cộng 401 551 666 872 1.350 1.395

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh 2015)

Nhận xét:

- Nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2015 tổng nguồn vốn đạt 1.395 tỷ đồng, tăng 994 tỷ đồng, gấp 3,79 so với năm 2010. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 39%; trong đó, nguồn vốn TW chiếm 95,11%; nguồn vốn ngân sách tỉnh chiếm 2,82%, nguồn vốn huy động tiết kiệm chiếm 2,07%.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng bao gồm: từ hai nguồn yếu tố chủ yếu là nguồn vốn từ TW và nguồn vốn ngõn sách tỉnh.

- Nguồn vốn huy động từ TW: Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của chi nhánh. Trong 5 năm hoạt động từ 2010 đến năm 2014 nguồn vốn từ TW luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh và không ngừng tăng lên. Nếu nhƣ năm 2010 nguồn vốn ngân sách TW là 363 tỷ đồng thì sang năm 2011 tăng lên 502 tỷ đồng, tăng 139 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 38,29% và đến năm 2012 nguồn vốn TW là 619 triệu đồng tăng lên 117 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 23,31% so với năm 2011 và tăng 256 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 70,52% so với năm 2010. Tỷ lệ tăng của 2013 lại giảm so với tỷ lệ tăng của năm 2012. Trong hai năm này, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát, để kiềm chế tình trạng này, Nhà nƣớc đã áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ. Do đó mà nguồn vốn từ Trung ƣơng chuyển về cho các NHCSXH để thực hiện chƣơng trình tín dụng đối với ngƣời nghèo là không nhiều. Năm 2014 nguồn vốn ngân sách TW là 1.284 tỷ đồng tăng 462 triệu đồng so với năm 2013, với tỷ lệ 56,21%. Đây là mức tăng cao nhất từ năm 2010 – 2014. Hoạt động tín dụng của NHCSXH phát triển nhanh chóng, vốn điều lệ và vốn vay của ngân hàng nhà nƣớc trƣớc mắt không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của hộ nghèo.NHCSXH đã trình và đƣợc Chính phủ đồng ý cấp bù chênh lệch lãi suất để NHCSXH thực hiện việc đi vay vốn các ngân hàng thƣơng mại. Do lợi thế cùng trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng thƣơng mại quan tâm tới sự phát triển chung của ngành và sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, khi điều kiện cho phép đã tạo thuận lợi cho NHCSXH trong việc vay, trả cả về số lƣợng, lãi suất và thời hạn. Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại là nguồn vốn quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của NHCSXH.Tuy vậy, nguồn vốn này không ổn định vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng huy động của các ngân hàng thƣơng mại, việc cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nƣớc và thời hạn cho vay của các ngân hàng.

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh: điều đó thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đối với công tác xóa đói giảm nghèo và hoạt động của NHCSXH. Cụ thể: năm 2010 nguồn vốn này chiếm tỉ trọng là 6,7%; năm 2011 là 5,3%; năm 2012 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng là 4,4%, năm 2013 là 3,8%, năm 2014 là 2,8%.

Ninh huy động từ tiền gửi của dân cƣ, các tổ chức kinh tế - xã hội trên đại bàn tỉnh theo chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao hàng năm. Nguồn vốn huy động tiết kiệm trong cộng đồng ngƣời nghèo còn rất nhỏ bộ, bởi bản thân ngƣời nghèo không có dƣ tiền để gửi tiết kiệm, lao động dƣờng nhƣ chỉ đủ sống qua ngày nhƣng với phƣơng thức huy động này thì NHCSXH muốn tập cho ngƣời nghèo có ý thức tiết kiệm và để dành tiền trả nợ, tránh phần nào sự rủi ro.

Cụ thể là: năm 2011 nguồn vốn huy động tiết kiệm đạt 20 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,63% so với tổng nguồn vốn nhƣng sang đến năm 2012 nguồn vốn này chỉ huy động đƣợc 18 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,7% giảm 2 tỷ đống so với năm 2011. Năm 2014 huy động đƣợc 28 tỷ đồng tăng 17 tỷ đồng so với năm 2013 và tăng 10 tỷ đồng so với năm 2012 nguồn vốn chỉ chiếm 2,1% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đây là đặc thù của NHCSXH, nguồn vốn huy động từ thị trƣờng luôn chiếm tỷ trọng nhỏ và chỉ huy động nguồn vốn theo kế hoạch đƣợc giao hàng năm của bộ tài chính liên quan tới việc bù đắp lãi hàng năm. Nguồn vốn huy động tại địa phƣơng tuy nhỏ so với tổng nguồn vốn của ngân hàng nhƣng nó đã nói lên những cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên ngân hàng huyện.Nhƣ ta đã biết NHCSXH ra đời muộn hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác, chỉ mới 9 năm đi vào hoạt động và vẫn trong quá trình tự khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trƣờng. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ mỏng, kinh nghiệm thiếu và chính những đặc thù riêng của NHCSXH cũng là khó khăn khi cạnh tranh với ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn huyện trong việc huy động vốn. Vì thế để đạt đƣợc những chỉ tiêu đƣợc giao, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh ngoài sự nỗ lực hết mình vƣợt khó khăn thử thách mà còn không ngừng sáng tạo, thay đổi phƣơng thức hoạt động vốn và khả năng nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, hoàn thành suất xắc nhiệm vụ của mình.

Cơ cấu trên thể hiện nguồn vốn NHCSXH đƣợc hình thành nhƣ một quỹ tập trung, có nguồn gốc chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc, qui mô phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp. Trong thực tiễn hoạt động NHCSXH mới thực hiện cơ chế huy động vốn thị trƣờng, nhƣng do mạng lƣới hoạt động còn hạn hẹp nên việc huy động vốn còn rất nhiều hạn chế..

Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian sinh ra để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi để thiết lập quỹ cho vay mới có tính bền vững, đƣơng nhiên lãi suất cho vay phải đảm bảo đủ bù dắp chi phí. Tuy nhiên đối với NHCSXH, những năm đầu hoạt động cần có sự tài trợ của Nhà nƣớc thông qua chính sách bù lỗ và tổ chức đầu tƣ theo chƣơng trình chỉ định của Nhà nƣớc là cần thiết.

3.1.3.2. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ

Hoạt động thanh toán và ngân quỹ của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh tuy không phải là hoạt động chính của Ngân hàng nhƣng nó cũng góp phần làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Bảng 3.2: Bảng thu cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Đơn vị: triệu đồng Năm Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng thu 316 398 462 582 701 780 Tổng chi 4740 4970 5230 5631 6894 7192

(Nguồn: chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu ta thấy, hoạtđộng thanh toán và ngân quỹ tăng khôngđều từ năm 2010đến năm 2013, giai đoạn 2014 -2015 thì tăng có chút nhiều hơn so với các năm trƣớc. Đây là do công tác thanh toán và ngân quỹđãđƣợc chi nhánh chú trọng và quan tâm hơn.

Trong công tác thanh toán, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ninh luôn phấn đấu hết sức để đạt đƣợc chất lƣợng tốt nhất. Công tác thanh toán bù trừ điện tử, chuyển tiền điện tử nội tỉnh, ngoại tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, hoạt động ổn định, đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh toán không bằng tiền mặt của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên tại một số Phòng giao dịch chƣa quan tâm đúng mức tới

công tác Kế toán thanh toán. Nhất là trong thanh toán chuyển tiền điện tử nội tỉnh nhƣ: Công việc đối chiếu chuyển tiền giữa các đơn vị thành viên với trung tâm thanh toán chƣa đƣợc thƣờng xuyên dẫn đến lệnh chuyển tiền không đƣợc xử lý, đối chiếu trong ngày gấy ảnh hƣởng đến bảng cân cuối ngày cũng nhƣ phần mềm tại trung tâm xử lý tỉnh nhƣ Đầm Hà, Bái cháy…

Công tác ngân quỹ luôn đƣợc coi trọng. Trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ làm công tác ngân quỹ ngày càng đƣợc nâng cao; hệ thống đồ dùng, phƣơng tiện phục vụ công tác kho quỹ cũng nhƣ bảo đảm an toàn kho quỹ ngày càng đƣợc củng cố, tăng cƣờng. Trong giai đoạn này, toàn chi nhánh hầu nhƣ không có hiện tƣợng mất mát, thừa thiếu quỹ.

NHCSXH là ngân hàng hoạt động không vì lợi nhuận nhƣng hoạt động thanh toán và ngân quỹ đóng vai trị quan trọng trong việc kết nối với hệ thống ngân hàng trong và ngoài nƣớc.

3.1.3.3. Kết quả kinh doanh của NHCSXH từ năm 2011 – 2015

Bảng 3.3: Bảng kết quả kinh doanh của NHCSXH từ năm 2011 – 2015

Đơn vị: Triệu đồng TT Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1 Tổng thu nhập 43.505 51.635 66.521 78.807 87.682 2 Tổng chi phí 32.529 35.562 41.080 47.591 56.135 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 10.976 16.109 25.441 31.216 31.547

Bảng 3.4: Thu nhập của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng TT Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1 Thu từ hoạt động tín dụng 42.530 50.475 65.255 77.352 86.981

2 Thu từ hoạt động thanh toán và ngân quỹ

316 398 462 582 701

3 Các khoản thu nhập

khác

659 762 804 873 964

Tổng thu nhập 43.505 51.635 66.521 78.807 87.682

(Nguồn: chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh)

Bảng 3.5: Chi phí của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng TT Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1 Chi về hoạt động tín dụng 8.622 9.963 11.344 13.738 15.848

2 Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 4740 4970 5230 5631 6894 3 Chi trả phí dịch vụ uỷ thác cho vay 7.457 9.709 12.540 14.781 17.339 4 Chi về tài sản 4.748 5.449 3.626 3.841 4.025 5

Chi cho nhân viên 2.924 3.032 3.648 4.354 6.527

6 Chi hoạt động quản lý, công vụ 3.363 3417 3827 4.249 4516 7 Chi dự phòng rủi ro 606 621 693 722 758 8 Chi phí khác 132 158 173 185 228 Tổng chi phí 32.529 35.562 41.080 47.591 56.135

NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nƣớc, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, song đơn vị phải phấn đấu khai thác tối đa nguồn thu lãi cho vay để đảm bảo cân đối các khoản chi cần thiết cho hoạt động theo qui chế quản lý tài chính đƣợc Chính phủ, ngành qui định. Kết quả hoạt động tài chính 3 năm nhƣ sau:

Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ vàHội đồng quản trị về khoán tài chính đến từng đơn vị cơ sở, đã góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động, tạo tính chủ động cho các đơn vị nhận khoán, nên việc thu lãi để trang trải chi phí hoạt động của chƣơng trình tín dụng chính sách nhằm giảm thiểu cấp bù từ ngân sách Nhà nƣớc, đã dƣợc NHCSXH và các hội đoàn thể chú trọng thƣờng xuyên. NHCSXH, Hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn có sự phối hợp tốt trong công tác đôn đốc thu lãi trên nguyên tắc thu đúng, thu đủ, chi đủ theo chế độ qui định. Các khoản hoa hồng, chi phí dịch vụ ủy thác đƣợc chi trả đầy đủ và kịp thời, công khai, minh bạch, rõ ràng. Các khoản chi phí khác luôn phục vụ cho hoạt động, với tinh thần triệt để tiết kiệm, đúng chế độ qui định, tỉ lệ thu lãi năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, chênh lệch thu chi luôn tăng qua các năm, Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2015 nhìn chung là khá tốt.Lợi nhuận từng năm luôn đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối. Cụ thể: năm 2011 tăng 8.130 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 18,69%; năm 2012 tăng 14.886 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28,83%; năm 2013 tăng 12.286 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18,47%; năm 2014 tăng 8.857 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 11,26%. Riêng năm 2012 thì tình hình lợi nhuận của Ngân hàng tiến triển rất tốt, đạt 66.521 triệu đồng tăng 14.668 triệu đồng với tỷ lệ tăng 28,83%. Sau khi lợi nhuận có phần tăng kém ở năm 2011 thì sang năm 2012 lợi nhuận lại tăng lên khá nhiều điều đó cho thấy luôn có sự điều chỉnh cho hợp lý hơn của Ban lãnh đạo nhằm giúp Ngân hàng có đƣợc tình hình kinh doanh cao nhất, hiệu quả nhất.

Công tác tài chính trong hoạt động của NHCSXH đã khẳng định chủ trƣơng cho vay ủy thác từng phần qua tổ chức hội đoàn thể là hiệu quả, tiết kiệm đƣợc một khoản tiền rất lớn so với phƣơng thức ủy thác toàn phần qua tổ chức tín dụng, giảm dần gánh nặng cấp bù từ ngân sách nhà nƣớc. Cụ thể: Tính trên cùng số dƣ nợ có thu đƣợc lãi, với phƣơng thức ủy thác toàn phần qua tổ chức tín dụng, NHCSXH

phải trả mức phí ủy thác là 0,32%, trong khi cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức hội đoàn thể là 0,145% (bao gồm phí ủy thác hội đoàn thể đƣợc hƣởng là 0,06% và hoa hồng tổ tiết kiệm và vay vốn đƣợc hƣởng là 0,085%).

Nhƣ vậy, NHCSXH đã tiết kiệm khoản chênh lệch phí ủy thác là 0,175%.Sở dĩ đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là vì ban lãnh đạo NHCSXH tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng việc xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ bền vững trong toàn đơn vị, tạo nên sự đồng thuận cao trong điều hành. Ngoài ra NHCSXH tỉnh cũng có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần làm việc tích cực và hiệu quả.

3.2. Thực trạng quản lý vốn cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)