Quản lý phương thức cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trang 57 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Quản lý phương thức cho vay

Từ ngày thành lập đến nay quy trình cho vay hộ nghèo đƣợc thực hiện theo Quyết định 316 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam gồm cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.

HỘ NGHÈO

TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN

NGÂN HÀNG CSXH

BAN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, UBND XÃ

ĐƠN VỊ NHẬN UỶ THÁC

 Cho vay trực tiếp là Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đến trực tiếp ngân hàng để làm hồ sơ vay vốn, và nhận trực tiếp vốn từ ngân hàng. Ngân hàng trực tiếp quản lý khoản vay của mình mà không thông qua tổ chức trung gian nào. Đây là một cách làm truyền thống của các ngân hàng, là khách hàng và ngân hàng trực tiếp gặp nhau.

 Cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị vay vốn gửi đến tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tiến hành bình xét các hộ có đủ điều kiện cho vay theo quy định. Sau đó tổ trƣởng lập danh sách mẫu in sẵn gửi lên ban xoá đói giảm nghèo của xã, phƣờng xem xét, sau đó mới chuyển cho NHCSXH, ngân hàng chuẩn bị tiền và tổ chức giải ngân theo các tổ, xã, và vốn đến tay hộ nghèo.

Hoạt động cho vay đƣợc đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có sự tăng trƣởng cao, từ 3 chƣơng trình nhận bàn giao ban đầu khi mới thành lập, đến cuối năm 2014 NHCSXH tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện 7 chƣơng trình tín dụng: chƣơng trình cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làmcho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn.

Đối tƣợng thụ hƣởng chính sách đa dạng hơn; khối lƣợng tín dụng hàng năm tăng trƣởng cao. Tổng dƣ nợ đến 31/12/2015 đạt 1.347 tỷ đồng, tăng 952 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với năm 2011, trên 350.000 lƣợt hộ nghèo và đối tƣợng chính sách có quan hệ vay vốn ở tất cả các vùng trong tỉnh; trong đó, cho vay hộ nghèo chiếm 80% trong tổng dƣ nợ của chi nhánh.

Bảng 3.6: Doanh số cho vay giai đoạn từ 2011 – 2015 Đơn vị: Triệu đồng TT Năm Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 1 Tổng doanh số cho vay 334.707 451.107 571.780 699.340 794.221 2 Cho vay hộ nghèo 185.086 187.735 228.548 242.290 254.986

3 Cho vay GQVL 20.878 22.335 29.203 34.517 37.078

4 Cho vay LĐXK 11.216 3.731 1.666 3.164 2.824

5 Cho vay HSSV 20.986 55.618 76.315 96.452 103.610

6 Cho vay vùng KK 67.089 102.968 120.827 152.045 161.738

7 Cho vay PT DN vừa,

nhỏ 2.000 8.850 4.765

8 Cho vay sau cai nghiện 500

9 Cho vay NS &

VSMT 26.952 78.220 84.116 98.377

10 Cho vay Hộ GĐ, CSSXKD& DN sử

dụng LĐ là ngƣời sau cai nghiện

500

11

Cho vay hộ đồng bào

dân tộc thiểu số 2.686 4.651

12 Cho vay hỗ trợ hộ

nghèo về nhà ở 13.069 20.783

13

Cho vay thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại

tại vùng KK 6.500 8.307

(Nguồn : chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh) Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) Chi nhánh Quảng Ninh đã đẩy mạnh các chƣơng trình tín dụng dành cho hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác, chỉ tính riêng năm 2015, doanh số cho vay đạt trên 700 tỷ đồng, cho gần

29.380 lƣợt hộ vay.

Qua bảng trên ta thấy, doanh số cho vay của chi nhánh luôn tăng không đềuqua các năm, năm 2012 doanh số cho vay đạt 451.107triệu đồng tăng 116.400 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 34,78% ) so với năm 2011, năm 2012 mặc dù chịu nhiều ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế vào cuối năm nhƣng doanh số cho vay của chi nhánh vẫn đạt đƣợc kết quả tốt so với năm 2011 đạt 451.107 triệu đồng.Đến năm 2012, doanh số cho vay đạt571.780 triệuđồng tăng 120.673 triệu đồng (với tỷ lệ tăng 26,75%) so với năm 2012. Sang đến năm 2014, doanh số cho vay đạt699.340 triệu đồng tăng 127.569 triệu đồng so với năm 2013 (với tỷ lệ tăng là 22,31%). Tỷ lệ tăng có giảm 4,44% nhƣng không đáng kể. Năm 2014, doanh số cho vay đạt 794.221 triệu đồng tăng 94.881 triệu đồng (với tỷ lệ tăng 13,58%) so với năm 2013. Tỷ lệ tăng các năm có xu hƣớng giảm dần do trong bối cảnh chỉ tiêu đƣợc giao thấp, dẫn đến nguồn vốn trung ƣơng cấp ít hơn mọi năm, song Ngân hàng vẫn nỗ lực cho vay các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi với mức dƣ nợ bằng hoặc cao hơn năm trƣớc. Ngoài chƣơng trình cho vay xuất khẩu lao động chỉ đạt 50% yêu cầu (do khó khăn chung trong lĩnh vực xuất khẩu lao động của địa phƣơng thời gian qua), còn lại 8 chƣơng trình cho vay an sinh xã hội vẫn đạt và vƣợt chỉ tiêu đề ra. Để làm đƣợc điều này, ngoài nguồn vốn đƣợc giao, Ngân hàng CSXH Quảng Ninh đã đẩy mạnh công tác huy động tiết kiệm để tạo nguồn.

Qua những số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ và tốc độ cho vay hộ nghèo chiếm ƣu thế, và có thể nói là bao trùm toàn bộ hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó dƣ nợ cho vay đối với các đối tƣợng trên địa bàn của chi nhánh liên tục tăng qua từng năm, đối với các tổ chức trong tỉnh tỷ trọng vay nhỏ không đáng kể so với tổng nguồn vốn tín dụng cho vay.Có thể nói các chƣơng trình tín dụng an sinh xã hội của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã và đang hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đến đời sống ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách trên địa bàn, tạo điều kiện cho họ có vốn để đầu tƣ sản xuất, cải thiện cuộc sống. Đây cũng sẽ là lực đẩy quan trọng trong tiến trình xoá đói, giảm nghèo, tăng nhanh hộ khá, giàu, đạt đƣợc những thành công trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

* Cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội

NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (HND, HPN, ĐTN), đối với chƣơng trình cho vay hộ nghèo, cho vay nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng nông thôn, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Hiện nay, uỷ thác cho vay cả chƣơng trình xuất khẩu lao động. Việc bình xét đối tƣợng vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do tổ vay vốn và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã đối với những xã có điểm giao dịch (trụ sở UBND xã cách NHCSXH trên 3km) tại trụ sở ngân hàng đối với những xã không có điểm giao dịch. Việc thu lãi, đốn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH uỷ thác cho tổ vay vốn. NHCSXH giải ngân cho vay một lần, thu lãi hàng tháng hoặc hàng quý (do sự thoả thuận giữa hộ vay với ngân hàng); số tiền trả nợ gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung hạn).

- Đến ngày 31/12/2015 tổng dƣ nợ ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức hội 1.312 tỷ đồng. Cụ thể:

Bảng 3.7: Uỷ thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH Quảng Ninh

Đơn vị : Triệu đồng

STT Tên tổ chức chính trị nhận

uỷ thác

Số tổ tiết kiệm và

vốn vay Số tiền

1 Hội nông dân 879 442.603

2 Hội liên hiệp phụ nữ 1264 663.930

3 Hội Cựu chiến binh 1346 120.461

4 Đoàn thanh niên 221 85.573

Tổng cộng 3.710 1.312.567

(Nguồn : chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh)

Thời gian qua, NHCSXH tỉnh không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay từng phần qua các hội, đoàn thể, thông qua 12 chƣơng trình tín dụng.

chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, thực sự đã trở thành chỗ dựa cho hội viên phát triển kinh tế. Thông qua chƣơng trình cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, chuyển giao khoa học kỹ thuật đã đƣợc lồng ghép. Hộ nghèo đƣợc tập hợp và sinh hoạt theo tổ, thông qua tổ tƣơng trợ giúp đỡ nhau làm ăn, góp phần thay đổi bộ mặt nông dân và ổn định xã hội trên cơ sở uỷ thác vay vốn thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, hiện nay, toàn tỉnh đã kiện toàn, củng cố và thành lập mới trên 3.000 tổ tiết kiệm, vay vốn với hơn 100.000 hộ gia đình tham gia. Khâu tổ chức thành lập tổ tiết kiệm, vay vốn, với yêu cầu lựa chọn ngƣời có năng lực, kinh nghiệm nên xét duyệt cho vay, giám sát quá trình sử dụng vốn đƣợc chú trọng, giảm chi phí cho ngƣời vay vốn. Đồng vốn đƣợc giải ngân đến hộ nghèo và gia đình chính sách một cách nhanh, hiệu quả. Nhờ đó chất lƣợng tín dụng ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể ngày càng đƣợc nâng lên, điểm giao dịch đƣợc mở rộng. Các tổ tiết kiệm, vay vốn thực sự là mô hình năng động, kịp thời trong lĩnh vực tín dụng, phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng trong tỉnh, giúp các hộ nghèo và hộ chính sách nhanh chóng tiếp cận đồng vốn, giảm chi phí đi lại đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)