Định hƣớng phát triển hoạtđộng của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trang 82 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng phát triển hoạtđộng của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh

Quảng Ninh

Sau khi hoàn thành chƣơng trình quốc gia về xoá đói giảmnghèo 2000 – 2010, Bộ Lao động Thƣơngbinh & Xã hội tiếp tục công bố chƣơng trình mục tiêuquốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2020. Trong đó gắn với đặt thù của tỉnhQuảng Ninh có những định hƣớng sau:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành vàtoàn dân trong việc thực hiện xoá đói, giảm nghèo,phát huy nội lực của mỗi địa phƣơng và từng gia đình, làng xóm.

Thứ hai: Thực hiện tốt các giải pháp giúp đỡ các xã nghèo, UBND tỉnhphê duyệt thêm các dự án thuộc chƣơng trình xóađói giảm nghèo, tập trung các chƣơng trình, dự án lồng ghép.

Thứ ba: Huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo thông qua việc sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc.

Thứ tƣ : Thực hiện các chính sách dành cho hộ nghèo bao gồm: Chính sách tín dụng chongƣời nghèo

Chính sách hỗ trợ ngƣờinghèo tiêu thụ sản phẩm

Chính sáchđào tạo nghề, nâng cao dân trí cho ngƣời ghèo

Thứ năm: Thựchiện đầu tƣ các dự án trọng tâm nhƣ: Dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại các xã nghèo và đặc biệt khó khăn.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Phấn đấu 100% đối tƣợng thuộc hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

- Thực hiện nâng chuẩn nghèo của tỉnh cao hơn chuẩn nghèo của Trung ƣơng quy định 30%;

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân mỗi năm giảm 0,7%; thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng trên 4 lần so với năm 2010; Tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia;

- Tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo ở nhà dột nát;

- Thu nhập của những hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 đến 20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% số hộ tham gia mô hình thoát nghèo;

- Bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo cho những xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 7% trở lên, huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% trở lên.

Ngoài ra đi kèm với những định hƣớng trênlà các dự án hỗ trợ pháp lý tƣ vấn cho ngƣời nghèo, thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý. Cùng với đó là dự án đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo từ cấp xómtrở lên, thuộc các chi hội nông dân, phụ nữ, đồn thể.

Phát triển NHCSXH theo hƣớng ổn định bền vững, bảo đảm thực hiện tốt chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc; đồng thời, phát triển các sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ có hiệu quả hơn cho ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp và các đối tƣợng chính sách khác, góp phần thực hiện thành công Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và định hƣớng giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Phấn đấu, huy động đủ nguồn lực để 100% hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)