Quan điểm và mục tiêu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 91 - 96)

1.2.2 .Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

3.1. Quan điểm và mục tiêu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Quan điểm và mục tiêu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới

3.1.1. Quan điểm

Trong những năm qua, dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đã có những chuyển biến rõ rệt, đã kiềm chế được sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm đổi mới, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, Nhà nước đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng trong quản lý công tác PCCC bằng việc ban hành Luật PCCC (có hiệu lực thi hành từ 4/10/2001).

Từ khi Luật PCCC có hiệu lực thi hành đến nay, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực, đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của xã hội, đặc biệt đã kiềm chế được

số vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng ở mức 1,5 - 5% so với tổng số vụ cháy xảy ra, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình cháy diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và thiệt hại...

Nguyên nhân chính của tình hình trên là do một bộ phận lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở và cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về nhận thức chưa đầy đủ, còn thiếu chủ động và thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác phòng cháy và chữa cháy; chưa thực hiện đầy đủ và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC; chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC và những kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC.

Việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC chưa mạnh, tác dụng răn đe yếu. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho công tác PCCC nói chung chưa cao... chưa đáp ứng được đòi hỏi của yêu cầu nhiệm vụ…

Trước tình hình trên, cần tập trung nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác PCCC nhằm tạo chuyển biến mới mạnh mẽ trong công tác PCCC đấu tranh ngăn chặn nguy cơ cháy, cháy lớn và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra. Trong thời gian tới cần triển khai các phương hướng cụ thể như sau:

Một là, cần tiếp tục chỉ đạo triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật PCCC; bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC; tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 47/CT-TƯ ngày 25/06/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; hoàn thiện cơ sở pháp lý và triển khai có hiệu quả nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ hằng ngày.

Hai là, cần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và người đứng

mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia công tác PCCC, hình thành thế trận toàn dân PCCC. Quán triệt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc", phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác PCCC. Tập trung xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng, đặc biệt là ở những cơ sở, địa bàn trọng điểm có nhiều nguy cơ xảy ra cháy.

Ba là, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ PCCC: Nắm tình hình, điều tra cơ bản, nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó chủ động đề ra các giải pháp mang tính lâu dài cho các ngành, lĩnh vực kinh tế; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, kiểm tra, thẩm duyệt, chữa cháy và công tác nghiên cứu khoa học, điều tra nguyên nhân vụ cháy…

Bốn là, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác điều tra nguyên

nhân vụ cháy và tăng cường công tác xử lý những trường hợp vi phạm quy định về PCCC. Đối với những cơ sở có nhiều vi phạm nghiêm trọng quy định PCCC, không an toàn, có nguy cơ nếu xảy cháy sẽ dẫn đến cháy lớn, thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của nhiều người phải có biện pháp xử lý mạnh, kể cả tạm đình chỉ và đình chỉ hoạt động. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định PCCC hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong PCCC gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải khởi tố và xét xử.

Năm là, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát

PCCC và cứu nạn cứu hộ; đầu tư đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ PCCC và cứu nạn cứu hộ đi đôi với việc nghiên cứu chế độ, chính sách phù hợp để thu hút cán bộ làm công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ; đầu tư trang bị phương tiện, nhất là phương tiện PCCC đặc chủng, phương tiện cứu nạn cứu

hộ để nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát PCCC; nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ của lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, tiến tới xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ chính quy, tinh nhuệ và hiện đại ngang tầm với năng lực và mô hình tổ chức của các nước trong khu vực và trên thế giới. Phân cấp nhiệm vụ và tăng cường biên chế cho Công an cấp huyện, đầu tư hơn nữa cho công tác PCCC nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý công tác PCCC ở địa phương.

3.1.2. Mục tiêu

Thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, cùng các chỉ thị của Chính phủ, thông tư của các bộ ngành về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và chương trình hành động quốc gia về phòng cháy, chữa cháy đến năm 2020, UBND huyện Đông Anh đã có những định hướng và mục tiêu thiết thực, phù hợp với thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện.

Thứ nhất, công tác phòng cháy, chữa cháy phải được coi là một vấn đề xã hội cấp bách vì cháy gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, hạn chế sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng các mô hình hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

Thứ ba, việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy cần nghiêm minh đặc biệt là các biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ tư, phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của toàn xã hội, cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, người dân, cần có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các lực lượng, đoàn thể xã hội.

Chính vì vậy, để thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn, UBND huyện Đông Anh đã chủ động xây dựng các mục tiêu thực hiện như sau:

Một là, nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả quả Luật Phòng cháy, chữa cháy, các văn bản chỉ đạo của các Bộ ngành, của thành phố về công tác PCCC & cứu nạn cứu hộ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung về PCCC & cứu nạn cứu hộ bằng nhiều hình thức phong phú dễ hiểu, thiết thực tại trụ sở cơ quan, khu tập thể, chung cư, nơi sản xuất kinh doanh để mọi người nắm được những kiến thức cơ bản và cách sử dụng phương tiện PCCC, các kỹ năng thoát nạn.

Hai là, tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác an toàn PCCC tại địa phương; nâng cao chất lượng quản lý, bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị PCCC đáp ứng điều kiện sản xuất kinh doanh, sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Ba là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng cháy, chữa cháy; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC trong mùa hanh khô, các dịp lễ tết, thực hiện tốt phương châm “lấy phòng ngừa là chính”. Phấn đấu đến năm 2022, đạt 100% người dân trên địa bàn huyện được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy; đạt 100% người dân biết sử dụng các phương tiện, phương án chữa cháy cơ bản. Duy trì và mở rộng các mô hình, các giải pháp can thiệp kịp thời khi cháy xảy ra, nâng cao chất lượng các họat động về phòng cháy, chữa cháy.

Bốn là, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân tiêu biểu đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm với những tập thể, cá nhân vi phạm trong công tác PCCC.

Năm là, xây dựng được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa

các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)