Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37 - 61)

1.2.2 .Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Nội dung quản lý nhà nước về PCCC là việc xác định các mặt hoạt động PCCC được đặt dưới sự quản lý, điều chỉnh của Nhà nước. Theo điều 57

Luật PCCC thì nội dung quản lý nhà nước về PCCC được thể hiện trên các lĩnh vực sau [10, tr.69]:

1.2.4.1. Xây dựng và ch đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch về phòng cháy, chữa cháy

Trên cơ sở những quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, chiến lược quốc gia về phòng cháy, chữa cháy đến năm 2020 tập trung vào những nội dung chủ yếu như sau:

Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý cấp Trung ương tập trung vào việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Qua đó, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng cháy, chữa cháy ở các cấp; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về phòng cháy, chữa cháy; xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo chuyên đề về phòng cháy, chữa cháy; đưa mục tiêu về phòng cháy, chữa cháy vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở cấp trung ương và địa phương; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành phù hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu việc hình thành mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu chuyển các mô hình hoạt động có hiệu quả thành nhiệm vụ thường xuyên.

Hai là, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy:

Hàng năm, tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động về phòng cháy, chữa cháy. Xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử, tờ tin

về phòng cháy, chữa cháy. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động về cách sinh hoạt, bố trí vật dụng dễ cháy xa nguồn nhiệt; trách nhiệm của các thành viên gia đình trong thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Nghiên cứu đưa các nội dung về phòng cháy, chữa cháy, cách thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy vào các chương trình đào tạo về xã hội học, về kỹ năng sống ở các bậc học.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy vừa là nội dung đồng thời là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng cháy, chữa cháy, làm cho mọi người dân và người đứng đầu cơ quan tổ chức hiểu và tự giác thực hiện. Cần phải xác định rõ trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, đối tượng tuyên truyền như là những quy định bắt buộc, đồng thời khuyến khích các tổ chức chính trị tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng cháy chữa cháy cho toàn xã hội.

Ba là, can thiệp, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy:

Can thiệp và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy đinh về phòng cháy chữa cháy. Tuyệt đối không cấp chứng nhận hoạt động đối với các cơ sở chưa đảm bảo an toàn về cháy, thậm chí đình chỉ hoạt động đối với những cơ quan, tổ chức cố tình hoạt động khi chưa đảm bảo ản toàn cháy; vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng.

Bốn là, xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy:

Xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy nhằm khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia phòng cháy, chữa cháy. Hoạt động này tạo mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội cùng chung tay thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy. Xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy để thu hút nhiều nguồn lực hỗ trợ cho việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các nạn nhân khi xảy ra cháy.

Năm là, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:

Công tác nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về PCCC là yêu cầu cấp thiết nhằm chống tụt hậu và từng bước theo kịp kỹ thuật tiến tiến về PCCC của các nước thế giới.

Cấp Trung ương thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy nhằm kịp thời bổ sung, điều chỉnh những bất cập của hệ thống pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn toàn quốc.

1.2.4.2. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn ản quy

phạm pháp luật và văn ản quy phạm kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy

Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy để thực thi quyền lực nhà nước thông qua các văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật. Đó là sự tác động chủ yếu bằng pháp luật của các chủ thể quản lý nhà nước nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đạt hiệu quả.

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Luật Phòng cháy chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/06/2001. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử pháp lý của Việt Nam, một văn bản pháp luật chuyên về phòng cháy, chữa cháy được ban hành. Pháp luật cũng quy định rõ những hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể (khoản 4, điều 131): “Người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người

này từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Để thúc đẩy việc thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, Chính phủ đã ban hành một số nghị định, chỉ thị, thông tư và kế hoạch hành động quốc gia nêu rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các cấp, các tổ chức quần chúng, cộng đồng và các cá nhân như sau:

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Nghị định số 76/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, ana toàn xã hội, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

- Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

- Quyết định số 1110/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030”.

- Chỉ thị số 1634/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thông tư số 56 /2014/TT-BCA Quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

- Thông tư số 48/2015/TT-BCA của Bộ Công an quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lục lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành.

- Thông tư số 47/2015/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn về bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

Khung pháp lý nói trên quy định cách tiếp cận nhiều mặt trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và có sự tham gia của các cơ quan nhà nước và tổ chức đoàn thể khác nhau.

Xây dựng hệ thống pháp luật về PCCC đầy đủ, đông bộ, có tính khả thi cao là trách nhiệm trước hết của các chủ thể quản lý nhà nước về PCCC. Đồng thời, để nâng cao hiệu lực quản lý thì phải làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC trên cấp độ toàn xã hội.

1.2.4.3. Tổ chức và ch đạo hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Tổ chức và chỉ đạo hoạt động PCCC được “luật hóa” bằng các quy định trong Luật PCCC. Thứ nhất, quán triệt nguyên tắc “Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra” bằng các giải pháp, biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế, loại trừ các nguyên nhân và điều kiện gây cháy. Thứ hai “Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả” trong việc thực hiện nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC cũng như đối với các lực lượng PCCC khác.

1.2.4.4. Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy

 Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ phòng cháy, chữa cháy:

Một là, tuyển dụng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy phải đúng quy trình, dân chủ, công khai, đáp ứng các tiêu chí của cán bộ trong tình hình mới, đảm bảo tuyển chọn đúng nhân tài phục vụ đất nước.

Hai là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý

nhà nước về phòng cháy, chữa cháy thông qua việc đổi mới nội dụng, chương trình đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về PCCC theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ưu tiên cho đào tạo chính quy, nhất là cấp cơ sở. Tập trung bồi dưỡng lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về PCCC. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải luôn gắn sát với yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn về PCCC đặt ra hiện nay.

Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ tương xứng với chức năng,

nhiệm vụ của cán bộ quản lý nhà nước về PCCC. Đây là giải pháp vừa là động viên, khuyến khích cán bộ cống hiến tài năng vừa giúp họ có điều kiện chăm lo cho xây dựng và phát triển cuộc sống gia đình bền vững và thu hút được nhân tài.

Bốn là, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát

hoạt động của cán bộ quản lý nhà nước về PCCC, nhất là giám sát của nhân dân, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị từ trung ương tới cơ sở.

 Trang bị, quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy:

Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình phải tự trang bị phương tiện PCCC cho cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới và hộ gia đình thuộc phạm vi mình quản lý; UBND cấp xã trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng.

1.2.4.5. Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy gắn với hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Hàng năm, nhà nước bố trí kinh phí từ ngân sách cho công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp trung ương và trong dự toán chi ngân sách thường xuyên của các cấp ở địa phương.

Để thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy thì Nhà nước đã tập trung đầu tư mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước để chi cho hoạt động PCCC:

Một là, chi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho cán bộ và các lực lượng làm công tác PCCC.

Hai là, chi thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công

chức và nhận dân về PCCC.

Ba là, chi hợp tác quốc tế đón khách nước ngoài vào làm việc tại Việt

Nam, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, chi công tác nước ngoài.

Bốn là, chi điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng cháy để

lập kế hoạch phục vụ công tác yêu cầu chỉ đạo, quản lý nhà nước về PCCC.

Năm là, chi tập huấn, triển khai nhiệm vụ, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung hoạt động của công tác phòng cháy, chữa cháy.

Sáu là, chi khen thưởng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

Bảy là, chi các hoạt động quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy tại

Tám là, chi các nội dung khác liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở trung ương và địa phương.

Để bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động PCCC không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà còn phải thu từ bảo hiểm cháy; từ đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy bắt buộc được trích lại 5% từ doanh thu phí bảo hiểm để phục vụ cho công tác tuyên truyền, trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC.

1.2.4.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo

về phòng cháy, chữa cháy; điều tra vụ cháy

- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy:

+ Định kỳ 1 năm 1 lần, Bộ Công an tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng cháy, chữa cháy ở địa phương và bộ, ngành liên quan hoặc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ về hoạt động phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở.

+ Các bộ ngành được phân công quản lý và thực hiện các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm tổ chức các đoàn công tác gồm đại diện của các đơn vị có liên quan đến việc triển khai, thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và đi kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện các hoạt động tại cơ sở.

+ Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra đánh giá thực tế hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn theo từng năm, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng cháy, chữa cháy.

- Xử lý người có hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy:

Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc

bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)