Nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

1.2.2 .Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa

chữa cháy

1.2.3.1. Nguyên tắc

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người; là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước [10, tr.66].

Nguyên tắc quản lý nhà nước là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo đòi hỏi các chủ thể của quản lý nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Quản lý nhà nước về PCCC phải tuân thủ những nguyên tắc chung của quản lý hành chính nhà nước, đó là các nguyên tắc:

- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo;

- Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước; - Nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng với quản lý theo địa phương;

- Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành;

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, do tính chất, đặc điểm của hoạt động phòng cháy, chữa cháy, Luật PCCC đã đề ra các nguyên tắc chi phối toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước về PCCC. Đó là:

Thứ nhất, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt

động phòng cháy, chữa cháy.

chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

Thứ a, phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và

các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

Thứ tư, mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy trước hết phải được thực

hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Các nguyên tắc trên là cơ sở và định hướng của các quyết định quản lý; xác định những vấn đề có tính chiến lược trong công tác PCCC; đồng thời là cơ sở cho công tác tổ chức chỉ đạo, điều hành các mặt công tác cụ thể về PCCC nhằm bảo đảm an toàn phòng chống cháy trên cấp độ toàn xã hội cũng như trong từng cơ sở, khu dân cư và trong mỗi hộ gia đình.

Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC, việc áp dụng các nguyên tắc trên có ý nghĩa quyết định đến thành công trong công tác quản lý nhà nước về PCCC.

Vì vậy phải được quán triệt trên tất cả các mặt công tác từ tham mưu, tuyên truyền, xây dựng phong trào, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, kiểm tra, xử lý vi phạm đến việc tổ chức chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

1.2.3.2. Phương pháp

Phương pháp quản lý nhà nước về PCCC là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích quản lý đặt ra

[10, tr.96].

Các phương pháp quản lý nhà nước về phòng cháy bao gồm:

- Phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện các quy định về PCCC.

- Phương pháp cưỡng chế

Phương pháp cưỡng chế là sử dụng những quy định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý.

Phương pháp cưỡng chế giữ vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về PCCC nói riêng, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh trong việc tuân thủ pháp luật.

- Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra các chỉ thị, mệnh lệnh từ trên xuống. Tức là chủ thể quản lý ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý.

Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý là rất to lớn, nó xác lập trật tự, kỷ cương quản lý, đồng thời là khâu nối các phương pháp quản lý khác và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC.

- Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là cách tác động gián tiếp đến hành vi của các cá nhân hoặc tổ chức thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người. Sử dụng phương pháp kinh tế nhằm khuyến khích vật chất, phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hoạch toán kinh tế, thưởng, phạt v.v…

Trong các phương pháp trên, phương pháp thuyết phục được đặt lên hàng đầu, phải làm thường xuyên, liên tục và nghiêm túc. Phương pháp cưỡng chế là quan trọng; phương pháp kinh tế là biện pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy hoạt động quản lý; phương pháp hành chính là rất cần thiết nhưng phải được sử dụng một cách đúng đắn. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp phải chú ý đến sự tác động lẫn nhau và tính đồng bộ cũng như ưu thế của từng phương pháp để phát huy hiệu quả quản lý cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)