Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo huyện, đảng ủy cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 96 - 98)

1.2.2 .Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

3.2.1.Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo huyện, đảng ủy cơ quan

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy,

3.2.1.Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo huyện, đảng ủy cơ quan

cơ quan và các đơn vị liên quan đối với công tác phòng cháy, chữa cháy

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Trong Nghị quyết Đại hội XII, Đảng ta xác định mục tiêu: “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để cụ thể hóa nội dung trên, Ban Bí thư ra Chỉ thị 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 về công tác phòng cháy, chữa cháy đã nhấn mạnh: “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở các cấp. Phát huy trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc hướng dẫn các bộ, ban ngành, địa phương thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy…”. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở phải xác định công tác PCCC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, hàng ngày trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà

nước về công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ, trọng tâm là: Luật PCCC; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ Công an về công tác PCCC. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp đối với công tác PCCC. Người đứng đầu các tổ chức cơ sở Đảng phải chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nếu để xảy ra cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi quản lý của mình. Đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức phải gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC; đưa nội dung chấp hành các quy định pháp luật về PCCC thành một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm.

Để quán triệt tốt chủ trương trên, trong quá trình thực hiện cần cụ thể hóa trách nhiệm PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn huyện, mọi công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm về PCCC trong phạm vi quản lý của mình. Lực lượng Cảnh sát PC&CC số 5 cần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy khi xảy ra sự cố cháy trên địa bàn.

UBND huyện cần tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành; tổ chức kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả công tác PCCC & cứu nạn cứu hộ tại các cơ sở trọng điểm về cháy trên địa bàn; đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán; các thời điểm diễn ra các sự kiện quan trọng của đất nước, của thành phố, của huyện; các dịp lễ, tết; khi có các đoàn khách cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc tế đến thăm, làm việc hoặc đi qua địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 96 - 98)