Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 103 - 105)

1.2.2 .Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

3.2.5.Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động phòng

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy,

3.2.5.Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động phòng

động phòng cháy, chữa cháy

Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng liên quan thể hiện tính chủ động trong phòng cháy, chữa cháy. Để chữa cháy có hiệu quả cần phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về lực lượng, phương tiện, tổ chức phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng chữa cháy. Mỗi nhiệm vụ đều có những đặc điểm khác nhau, vì vậy phải chú trọng công tác huấn luyện, thực tập các phương án chữa cháy cần thiết để đáp ứng yêu cầu chữa cháy hiện nay.

Quán triệt phương châm lấy phòng ngừa là chính; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào việc thực hiện nhiệm

vụ PCCC. Bản chất của hoạt động phòng cháy là phòng ngừa cháy, áp dụng tổng hợp các biện pháp, giải pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế, loại trừ các nguyên nhân và điều kiện gây cháy. Vì vậy, công tác PCCC cần xây dựng theo hướng tự nguyện, tự phòng, tự quản theo cụm dân cư, cụm doanh nghiệp. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ) mà lực lượng nòng cốt là lực lượng dân phòng, nhân dân và lực lượng PCCC chuyên ngành. Để làm tốt công tác phòng ngừa cháy, cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp cơ bản trong phòng cháy, trong thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC, quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình, làm tốt công tác phòng cháy đối với các nhà ở và khu dân cư, các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, phòng cháy trong việc sản xuất cung ứng, sử dụng điện và các thiết bị, dụng cụ điện, phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tàng, cảng biển, nhà ga, bến tàu, bến xe, trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ, bệnh viện, trường học, khách sạn, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim, những nơi công cộng đông người...

Để làm tốt công tác phòng cháy, bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, các quy định tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực, chủ động giữa các lực lượng, ban ngành, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, xây dựng và triển khai một cách nghiêm túc, chặt chẽ các quy chế phối hợp phòng cháy chữa cháy giữa lực lượng PCCC chuyên nghiệp của huyện với các cơ quan, đơn vị khác để xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Bên cạnh đó, có thể huy động nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ: Nguồn lực từ các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ được

triển khai rất hiệu quả trong thực tiễn, bởi các hoạt động của các chương trình này thường tập trung vào việc hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng và thay đổi hành vi cho người dân. Do đó, với sự hỗ trợ từ các tổ chức này, người dân sẽ có sự thay đổi nhận thức về PCCC, để PCCC không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội cùng chung tay vào cuộc nhằm giảm thiếu số lượng các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 103 - 105)