Công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

1.2.2 .Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy

2.2.1. Công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh

2.2.1.1. Thực trạng cháy và thiệt hại do cháy gây ra

Năm Số vụ cháy (vụ) Thiệt hại (tỷ đồng) Số người chết (người) Số người bị thương (người) 2014 32 1,2 00 00 2015 40 3,3 00 00 2016 76 5,1 00 01 2017 82 10,2 00 02 2018 41 22,1 00 01

Bảng 2.1. Thống kê số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra trên địa àn huyện (Nguồn: Phòng Cảnh sát PCCC huyện Đông Anh).

Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát PC&CC số 5, trong 05 năm (2014-2018) xảy ra 271 vụ cháy, làm 04 người bị thương, thiệt hại về tải sản ước tính khoảng 42 tỷ đồng.

Nguyên nhân gây cháy: do sự cố về điện 173 vụ, chiếm 63,83%; do sơ xuất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 82 vụ, chiếm 30,26%; do đốt (bệnh lý, tư thù cá nhân, đốt thực bì, đốt rác, tự tử…) 10 vụ, chiếm 3,69%; vi phạm quy định an toàn PCCC gây cháy 05 vụ, chiếm 1,85% và chưa rõ nguyên nhân 01 vụ, chiếm 0,37%. Từ số liệu trên cho thấy, nguyên nhân vụ cháy do sự cố về điện chiếm tỉ lệ cao nhất (trên 63%), do sơ xuất trong sử dụng lửa, nhiệt trên 30% và còn lại là các nguyên nhân khác.

Số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tăng dần theo từng năm (năm 2014 xảy ra 32 vụ, thiệt hại trên 01 tỷ đồng; năm 2015 xảy ra 40 vụ, thiệt hại trên 03 tỷ đồng; năm 2016 xảy ra 76 vụ, thiệt hại trên 05 tỷ đồng; năm 2017

xảy ra 82 vụ thiệt hại trên 10 tỷ đồng và năm 2018 xảy ra 41 vụ thiệt hại trên 22 tỷ đồng). Đặc biệt năm 2018, số lượng vụ cháy giảm một nửa so với năm 2017 nhưng thiệt hại lại lớn gấp đôi, nguyên nhân là do trong năm này trên địa bàn huyện đã để xảy ra 2 vụ cháy lớn tại một cơ sở sản xuất sơn và một của hàng giày da. Có thể thấy, trung bình mỗi năm, huyện Đông Anh xảy ra 54,2 vụ cháy các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà dân, phương tiện giao thông cơ giới; thiệt hại bình quân 8,4 tỷ đồng/năm; so với 05 năm trước (2009- 2013) số vụ cháy tăng trên 200% và diễn biến phức tạp, khó lường. Đáng chú ý là nguy cơ cháy đối với các kho hàng, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, các khu dân cư thu nhập thấp, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong các khu dân cư, các tổng kho xăng dầu và cơ sở kinh doanh xăng dầu, các tổng kho khí đốt hóa lỏng và cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng, các Chợ, Siêu thị…, đặc biệt các cơ sở vừa làm kho chứa hàng, vừa là nơi sản xuất, một số chợ cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và các khu dân cư nằm trong các ngõ sâu không có đường cho xe chữa cháy tiếp cận luôn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, tình hình cháy xe ô tô lưu thông trên đường quốc lộ, đường cao tốc có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, có vụ cháy xảy ra cùng lúc 03 ô tô; các vụ cháy xe này trong thời gian qua chưa gây thiệt hại về người nhưng trên thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và nếu xảy ra thì thiệt hại rất khó lường.

Tình hình cháy lớn diễn ra không nhiều nhưng thiệt hại và hậu quả của nó để lại rất lớn, trong 05 năm, huyện Đông Anh chỉ xảy ra 03 vụ cháy lớn (chiếm 1,1% số vụ cháy), nhưng thiệt hại về tài sản gần 30 tỷ đồng (chiếm 71% tổng thiệt hại). Các vụ cháy lớn thường xảy ra vào ban đêm và những ngày nghỉ, khi xảy ra cháy lực lượng tại cơ sở quá mỏng, phát hiện cháy chậm, chữa cháy không kịp thời dẫn đến cháy lớn và gây hậu quả nghiêm trọng.

Qua phân tích tình hình cháy cho thấy, số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tuy có xu hướng tăng nhưng đã được kiềm chế cả về số vụ và thiệt hại so

với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời không để xảy ra cháy lớn gây thiệt hại về người và những cơ sở nhạy cảm về chính trị, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, tạo môi trường bình yên, an toàn để thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đến đầu tư.

2.2.1.2. oạt động phòng cháy, chữa cháy trên địa àn huyện

Kể từ năm 2001, khi Luật phòng cháy, chữa cháy ra đời đã xác định cụ thể, chi tiết về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, xác định các biện pháp phòng ngừa cháy và can thiệp, xử lý kịp thời khi có sự cố cháy xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Đồng thời, khi Luật phòng cháy, chữa cháy được ban hành, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành các nghị định, thông tư và các kế hoạch hành động phòng cháy, chữa cháy, trong đó xác định vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện, theo dõi, báo cáo, phối hợp và lập ngân sách cho công tác phòng cháy, chữa cháy. Do vậy, hoạt động phòng cháy, chữa cháy đã được cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành đoàn thể quan tâm và tập trung triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại huyện Đông Anh trong thực tiễn được triển khai thực hiện như sau:

Thứ nhất, về phòng cháy:

- UBND huyện cùng với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Hoạt động tuyên truyền đã được đổi mới về nội dung, hình thức, tăng số lượng các tin, bài phóng sự, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ rộng rãi trên các phương

tiện thông tin đại chúng của huyện; quan tâm xây dựng phong trào “Toàn dân PCCC”, gắn công tác PCCC với việc thực hiện các phong trào thi đua của địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào PCCC.

- Người dân tại các thôn xóm, cụm dân cư, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất và tập thể đội ngũ công nhân viên đang làm việc trong các đơn vị này tích cực tham gia vào các khóa huấn luyện, các buổi diễn tập về phòng cháy, chữa cháy.

- UBND huyện đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cùng các ban ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, đơn vị chưa làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, cơ sở không đáp ứng đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt ở những địa bàn cơ sở trọng điểm có nguy cơ về cháy như: chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh hoạt động vui chơi, giải trí, nơi tập trung đông người; các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, hoá chất; các kho, xưởng sản xuất; cơ sở kinh doanh, dịch vụ xen kẽ trong khu dân cư... Không để phát sinh vi phạm mới về PCCC; kiên quyết không cấp giấy phép hoặc thu hồi giấy phép, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với những cơ sở, doanh nghiệp, dự án không đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC.

Thứ hai, về chữa cháy:

- Trong công tác chữa cháy đã chú trọng đẩy mạnh công tác luyện tập, diễn tập các phương án chữa cháy cho các lực lượng, nhất là lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng; tổ chức huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ PCCC theo

phương châm “bốn tại chỗ” nhằm đảm bảo công tác sẵn sàng xử lý sự cố cháy, cứu nạn cứu hộ được thực hiện nghiêm túc 24/24 giờ. Đội cảnh sát PCCC số 5 luôn duy trì việc trực thông tin, nhận và xử lý tin báo cháy đúng quy trình, chính xác, kịp thời; đảm bảo quân số thường trực, đầu giờ sáng hàng ngày tiến hành kiểm tra phương tiện, đảm bảo lực lượng và phương tiện sẵn sàng chiến đấu; xuất xe nhanh, kịp thời khi có sự cố cháy xảy ra và theo sự điều động của cấp trên.

- Phát hiện, báo tin về vụ cháy: Khi xảy ra cháy trên địa bàn, người dân đã nhanh chóng hô hoán cho những người xung quanh biết, đồng thời báo tin cho cơ quan có thẩm quyền để kịp thời triển khai các biện pháp chữa cháy.

- Hỗ trợ thiệt hại: UBND huyện, UBND các xã chủ trì phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác chủ động động viên tinh thần và hỗ trợ vật chất cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do vụ cháy gây ra, giúp họ sớm ổn định đời sống, tiếp tục kinh doanh, sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 61 - 65)