Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 65 - 80)

1.2.2 .Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy

2.2.2. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông

huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

2.2.2.1.Thực hiện văn ản và an hành các văn ản ch đạo, hướng dẫn

thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

Đánh giá được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy nói riêng, hàng năm, phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 5 đã tham mưu cho UBND huyện Đông Anh xây dựng 05 báo cáo thực hiện chỉ thị của Thành ủy thành phố Hà Nội về PCCC, 05 kết luận, 43 kế hoạch, 09 hướng dẫn, 21 công văn, 19 quyết định về lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về PCCC để các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn nắm được. Cụ thể:

- Năm 2014: UBND huyện Đông Anh xây dựng và ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 14/02/2014 chỉ đạo các ban ngành, cơ sở, doanh nghiệp hưởng ứng tuần Lễ Quốc gia về “An toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm 2014”. Ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 08/04/2014 về thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng về “Công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ”. Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ PCCC và cứu nạn cứu hộ theo quyết định số 44/QĐ-TTg đối với lực lượng PCCC dân phòng, Công an Xã, Thị trấn, Công an phụ trách Xã, Thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh. Ban hành kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 21/5/2014 Kế hoạch tập huấn cho lực lượng PCCC dân phòng và Công an các Xã, Thị trấn trên địa bàn huyện. Kế hoạch số 210/KH – UBND ngày 05/12/2014 của UBND huyện Đông Anh về việc “thực hiện Kế hoạch tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy mùa hanh khô và các hoạt động Lễ hội, Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015”;

- Năm 2015: UBND huyện ban hành kế hoạch số 10-KH/HU ngày 05/11/2015 thực hiện kế hoạch KH-174/TU ngày 28/9/2015 của Thành ủy Hà nội về việc thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”; ban hành Chỉ thị số 42-CT/HU ngày 09/3/2015; Kế hoạch số 87/KH- UBND ngày 08/4/2015 về triển khai Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 19/11/2014 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác lãnh đạo công tác PCCC & cứu nạn cứu hộ trong tình hình mới”. Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 18/8/2015 Kiểm tra việc thực hiện “công tác Phòng cháy và chữa cháy tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2015”; ban hành Quyết định số 3636/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 về việc “phê chuẩn quy chế phối hợp giữa Công an huyện, Ban chỉ huy Quân sự huyện với Phòng Cảnh sát PC&CC Số

5 trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn huyện Đông Anh”.

- Năm 2016: Xây dựng kế hoạch số 36/KH-BCD ngày 29/2/2016 về Kế hoạch Tổ chức hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về an toàn VSLĐ phòng chống cháy lần thứ 18 năm 2016 trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2016; ra văn bản số 148/UBND-VP ngày 02/3/2016 về việc thực hiện công tác rà soát, điều tra thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn huyện; ban hành công văn số 286/UBND-VP ngày 11/4/2016 về việc Tăng cường công tác PCCC, cứu nạn cứu hộ phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 trên địa bàn huyện; xây dựng kế hoạch số 92 /KH-UBND ngày 12/5/2016 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện.

- Năm 2017: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2017-2021; Kế hoạch về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn. Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 08/8/2017 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2017-2021; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 04/5/2017 về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2017 – 2020; Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 08/8/2017 về việc về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh; Kế hoạch số 216/KH- UBND ngày 07/8/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 14/8/2017 quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về

PCCC trên địa bàn Thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực; Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 09/10/2017 về kiểm tra, ra soát công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen lẫn trong khu dân cư.

- Năm 2018: Ban hành Kế hoạch số 331/KH-UBND Ngày 21/12/2017 về việc thực hiện công tác PCCC & cứu nạn cứu hộ trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2018; Kết luận số 66/TB-VP ngày 05/4/2018 của UBND Thành phố Hà Nội về Thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu tại buổi họp kiểm điểm tình hình thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố; thống nhất chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo công tác phòng cháy và chữa cháy trong thời gian tới; Kết luận của đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành - Thứ trưởng Bộ Công an về đảm bảo ANTT, an toàn PCCC & cứu nạn cứu hộ; Kế hoạch số 58/KH- CSPC&CCHN-P1 ngày 17/4/2018 về thực hiện Công điện số 01/CĐ-BCA-V11 ngày 10/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tăng cường công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ.

Các văn bản ban hành đều thể hiện tính chiến lược lâu dài, đồng thời cũng mang tính cấp bách; chính vì vậy, khi văn bản ban hành, đều được các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ và triển khai thực hiện nghiêm túc.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, Phòng cảnh sát PC&CC số 5 tham mưu UBND huyện ban hành 07 kế hoạch quản lý nhà nước về PCCC theo chuyên ngành, như: Kế hoạch đảm bảo an toàn PCCC chợ; xăng dầu; khí dầu mỏ hóa lỏng; khách sạn, nhà nghỉ; karaoke; cầm đồ và phế liệu. Đây là những kế hoạch mang tính chuyên sâu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và chính quyền địa phương trong thực hiện công tác PCCC.

2.2.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Trên địa bàn huyện Đông Anh bộ máy hoạt động về phòng cháy, chữa cháy bao gồm UBND huyện, phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 5 và UBND các xã, thị trấn

Phòng cảnh sát PC&CC số 5, thuộc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn hai huyện là Đông Anh và Sóc Sơn. Phòng cảnh sát PC&CC số 5 có 128 đồng chí (trong đó, cán bộ trong biên chế: 80 đồng chí, hợp đồng lao động: 07 đồng chí, chiến sỹ nghĩa vụ: 41 đồng chí). Về trình độ chuyên môn: 21 đồng chí đại học, 46 đồng chí trung cấp, 07 đồng chí lái xe và 06 đồng chí chưa qua đào tạo.

Qua phân tích cho thấy, mặt bằng trình độ năng lực cán bộ chiến sỹ còn hạn chế, số cán bộ có trình độ đại học chỉ chiếm 26,3%, còn lại là trình độ trung cấp, lái xe và chưa qua đào tạo chuyên ngành PCCC; trong đó, lực lượng chiến sỹ nghĩa vụ chiếm một tỷ lệ đáng kể (34,2%) nhưng chưa được đào tạo; nhiều đồng chí đã được đào tạo nhưng năng lực còn hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.

Mô hình tổ chức của Phòng Cảnh sát PC&CC số 5, Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, bao gồm Ban chỉ huy phòng, bên dưới có 03 đội nghiệp vụ: Ban chỉ huy Phòng gồm 04 đồng chí (01 trưởng và 03 phó); Đội tham mưu tổng hợp gồm 21 đồng chí; Đội hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC gồm 20 đồng chí; Đội chữa cháy & cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp gồm 83 đồng chí; Đảng bộ phòng có 04 Chi bộ trực thuộc với tổng số đảng viên 56 đồng chí.

Ở các xã, thị trấn: Hiện nay, việc triển khai công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ tại các xã, thị trấn còn nhiều bất cập. Có nơi còn buông lỏng hoặc “khoán trắng” cho lực lượng Cảnh sát PCCC. Để khắc phục tình trạng này, Công an thành phố đã phối hợp với Cảnh sát PCCC số 5 tổ chức triển

khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với UBND các xã, thị trấn và lực lượng cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã trên địa bàn huyện.

Theo phân cấp, Công an cấp xã, phường, thị trấn, trực tiếp là lực lượng Cảnh sát khu vực và Công an phụ trách xã, phải nắm chắc tình hình, tổ chức điều tra cơ bản, trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở; giám sát việc chấp hành các quyết định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở vi phạm.

Đồng thời, lực lượng này cũng trực tiếp chỉ đạo các lực lượng tại chỗ tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ giai đoạn ban đầu, phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xử lý các vụ cháy, tai nạn, sự cố.

2.2.2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về

phòng cháy, chữa cháy

Xác định công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC là nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về PCCC.Vì vậy, trong những năm vừa qua, công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Phòng cháy và chữa cháy được các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện xuống cơ sở quan tâm, chú trọng. UBND huyện đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC, cùng các ban, ngành đoàn thể của huyện tổ chức tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị, tọa đàm, sân khấu hóa,…Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC theo phương châm “dân hiểu, dân àn, dân thực hiện” trong công tác PCCC; nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh sinh động.

Năm Lớp tuyên truyền PCCC Lượt người tham gia Lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC Lượt người tham gia 2014 82 3.857 78 2.920 2015 145 11.214 133 4.221 2016 147 12.529 142 5.067 2017 158 16.882 159 7.030 2018 156 16.014 172 7.612

Bảng 2.2. Công tác tuyên truyền và huấn luyện nghiệp vụ PCCC trên địa àn huyện Đông Anh (2014 – 2018).

(Nguồn: Phòng Cảnh sát PCCC huyện Đông Anh).

Trong 05 năm, trên toàn huyện đã mở được bình quân 138 lớp tuyên truyền về PCCC mỗi năm, với khoảng 12.100 lượt người tham gia và 137 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC, có 5.370 lượt người tham gia và được cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ PCCC; tổ chức phát động và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC tại 133 cụm dân cư, chung cư an toàn về PCCC, với 24/24 xã, thị trấn; tổ chức được 135 buổi nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền hướng dẫn PCCC có hàng chục nghìn lượt người dự nghe; đã vận động nhân dân tự trang bị được 64.141 bình chữa cháy/75.588 hộ dân, đạt 85%; viết và đăng 359 tin bài, 3.748 khuyến cáo về các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC, treo 404 băng rôn, khẩu hiệu; 100% cơ quan, doanh nghiệp và hộ dân ký cam kết thực hiện tiêu chí an toàn về PCCC; sử dụng 299 lượt xe chữa cháy tuyên truyền trực quan tại các tuyên đường tập trung đông dân cư, chợ, trường học; phát hơn 10.000 tờ rơi tuyên truyền về PCCC; gửi 600 quyển tài liệu hướng dẫn về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng hệ thống điện; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trung ương, Thành phố như: THHN,VTC14, ANTV,.…, phòng văn hóa thông tin các huyện, các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo về công tác PCCC đối với

các loại hình nguy hiểm về cháy như chợ, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các cửa hàng kinh doanh khí đốt hóa lỏng, hóa chất …; vào các thời điểm Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy, ngày Toàn dân PCCC (4/10) tổ chức Hội thao kỹ thuật chữa cháy, Hội thi tìm hiểu pháp luật về PCCC, thi tiểu phẩm PCCC…thu hút hàng vạn lượt người tham gia khơi dậy được ý thức PCCC trong mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Cùng với đó, Luật Phòng cháy và chữa cháy cũng được các địa phương trong huyện tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của huyện. Các xã, thị trấn lồng ghép nội dung phòng cháy, chữa cháy vào các buổi sinh hoạt thôn, xóm, tổ dân phố góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của xã hội, của mỗi thành viên trong gia đình trong việc phòng cháy, chữa cháy.

Để giảm thiểu các vụ cháy xảy ra và nâng cao kiến thức pháp luật, khả năng cứu chữa khi có cháy xảy ra tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện. Cán bộ Đội cảnh sát PCCC số 5 đã cung cấp đến các cơ quan, đơn vị tình hình cháy cùng các vụ cháy điển hình xảy ra trên địa bàn huyện, những nội dung cơ bản của các văn bản Quy phạm pháp luật về PCCC, như: Luật PCCC, các Chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ, Bộ Công an, UBND thành phố, UBND huyện Đông Anh về công tác PCCC; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UBND xã, hộ gia đình và cá nhân trong công tác PCCC. Hàng năm, lãnh đạo UBND, công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cũng được hướng dẫn quy trình cứu chữa một vụ cháy, hướng dẫn hô hoán, gõ kẻng báo động, cách thoát nạn khi có cháy và được hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy, máy bơm chữa cháy.

2.2.2.4. Công tác tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng, các ngành trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Hoạt động PCCC là trách nhiệm của toàn xã hội và của toàn dân. Do đó, việc huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân và sự phối hợp của các bên liên quan tham gia hoạt động PCCC là một nguyên tắc mang tính chủ đạo được quy định tại khoản 1 điều 4 Luật PCCC. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong 05 năm qua, UBND huyện Đông Anh đã chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, đảm bảo hoạt động PCCC đạt hiệu quả cao, theo đó Phòng cảnh sát PC&CC số 5 đã ký 14 Quy chế phối hợp với UBND các xã, thị trấn, công an, quân đội, điện lực, Ủy ban mặt trận tổ quốc, ban quản lý các chợ…nhằm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 65 - 80)