Quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Quản lý có nhiều cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu, tiếp cận. Tuy nhiên, theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý được hiểu là “trông nom, coi giữ” là “1. Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, 2. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.

Theo Giáo trình Quản lý học đại cương của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến”. [13, tr.9]

Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về phòng cháy,

chữa cháy

Về quản lý nhà nước, khái niệm này thường được hiểu theo nghĩa hẹp

là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Từ những nội dung nêu trên có thể rút ra một số điểm chú ý sau: Một là, quản lý hành chính nhà nước có tư cách là quyền lực nhà nước hay còn gọi là quyền hành pháp trong hành động; Hai là,

quản lý hành chính nhà nước với tư cách là hoạt động thực hiện hàng ngày, tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân bằng việc ra các quyết định quản lý hành chính mang tính quy phạm hay tính cá biệt và tiến hành các hành vi quản lý cụ thể; Ba là, quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi hệ thống pháp nhân công quyền - thiết chế tổ chức hành chính nhà nước.

Từ những phân tích kể trên, khái niệm quản lý nhà nước về PCCC ở luận văn này được hiểu: “Quản lý nhà nước về PCCC là sự tác động có tổ chức của các cơ quan nhà nước, ằng pháp luật do nhà nước an hành, tác động tới hoạt động PCCC trong các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân của các chủ thể có thẩm quyền, hướng tới mục đích ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra góp phần ảo vệ tính mạng, ảo vệ tài sản của nhà nước, của tổ chức và cá nhân, ảo vệ môi

trường, ảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội” [10]. Đó là một bộ phận

trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy mang ý nghĩa chính là quản lý việc thực hiện luật pháp, chính sách và các chương trình của Nhà nước liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.

Căn cứ vào Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy được tổ chức như sau [15]:

+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong phạm vi cả nước.

+ Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

+ Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

+ Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

Đối tượng quản lý nhà nước về PCCC gồm có các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và từng cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, cụ thể:

+ Các cơ quan, tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức viên thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và tài sản khi xảy ra cháy và tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

+ Hộ gia đình: Có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện pháp luật liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy; phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng cháy, chữa cháy và thực hiện các biện pháp khác về PCCC.

+ Cá nhân: Có trách nhiệm chấp hành pháp luật về PCCC, tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi được yêu cầu; thông báo kịp thời cho những người xung quanh và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi phát hiện cháy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)