1.3. Kinh nghiệm quản lý đốitƣợng hƣởng bảo hiểm xã hội của một số nƣớc trên
1.3.3. Chế độ BHXH của Cộng hòa Pháp
Chƣơng trình BHXH cơ bản của Cộng hòa Pháp gồm 04 nhánh: Chế độ ốm đau, thai sản; TNLĐ - BNN (hai nhánh này do Quỹ BHYT quốc gia cho ngƣời lao động - CNAMTS quản lý riêng biệt); Bảo hiểm hƣu trí do Quỹ Bảo hiểm Hƣu trí Quốc gia quản lý; bảo hiểm gia đình do Quỹ Chế độ gia đình Quốc gia quản lý.
Việc quản lý tất cả các khoản đóng góp của chủ lao động và ngƣời lao động đƣợc thực hiện bởi ACOSS - Quỹ quốc gia của mạng lƣới URSSAF.
Mạng lƣới URSSAF đƣợc tổ chức ở các địa phƣơng, khu vực và cấp quốc gia do các đại diện của chủ SDLĐ và đại diện NLĐ điều hành dƣới sự giám sát của các Bộ chịu trách nhiệm về ASXH là Bộ Y tế và các vấn đề về lao động và Bộ Tài chính và kinh tế.Tất cả chủ SDLĐ khi tuyển dụng nhân công đều phải yêu cầu nộp tờ khai việc làm cho tổ chức URSSAF, việc kê khai này cho phép NLĐ đăng ký ASXH mà không cần số ASXH cũng nhƣ đăng ký BHTN. Nguồn tài chính của chƣơng trình BHXH cơ bản chủ yếu là các khoản đóng góp và khấu trừ từ thuế thu nhập, chiếm 80% tổng số thu.
Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động của hệ thống và đảm bảo tài chính bền vững, việc thực hiện các giải pháp nhằm chống lại các sai phạm và gian lận trong thụ hƣởng chính sách giữ vai trò quan trọng đối với ASXH tại Pháp. Các hành vi lạm dụng, sai phạm, gian lận làm suy yếu tài chính của các quỹ bảo hiểm, làm giảm trợ cấp BHXH cá nhân, làm suy yếu nền kinh tế đất nƣớc và từ đó làm ảnh hƣởng tiêu cực đến việc làm; suy giảm lòng tin của ngƣời lao động về sự công bằng và tƣơng trợ xã hội; làm mất đi sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân vào cơ quan BHXH.
Gian lận BHXH có thể đƣợc hiểu là sự lạm dụng lao động, lạm dụng luật BHXH và trợ giúp xã hội nhằm trốn các chi phí đóng góp theo quy định hoặc hƣởng các khoản trợ cấp khi không đủ điều kiện, ví dụ nhƣ một NLĐ kê khai không đúng hoặc cung cấp sự thay đổi thông tin cá nhân thiếu chính xác để nhằm trục lợi từ trợ cấp BHXH. Tại Pháp, luật pháp nghiêm cấm trốn khai báo lao động và việc làm, quy định này đƣợc áp dụng cho tất cả mọi ngƣời. Đối với các khoản đóng góp xã hội, Cơ quan trung ƣơng của các tổ chức ASXH (ACOSS) thực hiện kiểm soát ngẫu nhiên việc khai báo lao động của các doanh nghiệp và thực hiện ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; thực hiện phân tích kinh tế để xác định những ngƣời có xu hƣớng trốn khai báo công việc. Việc kiểm soát không chỉ trong phạm vi hệ thống ASXH mà có cả sự phối hợp của cảnh sát, thuế và thanh tra lao động.
Một số quy định của Chính phủ Pháp nhằm quản lý tốt hơn đối tƣợng tham gia và thụ hƣởng BHXH:
- Những ngƣời có hành vi gian lận bị ghi tên trong hồ sơ quốc gia, đƣợc quản lý ở mỗi địa phƣơng, chi nhánh. Việc đăng ký việc làm sẽ bị hủy bỏ trong khoảng thời gian 3-5 năm. Hết thời hạn trên, nếu không có vi phạm mới, mới đƣợc đăng ký tiếp.
- Trao đổi thông tin kinh doanh của các doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nƣớc các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, NLĐ, bao gồm:
+ Thông báo trƣớc cho ngành thuế để kiểm tra tính chính xác của các phiếu trả lƣơng hoặc để đánh giá việc trốn khai báo. Trƣớc khi tuyển dụng một NLĐ mới, mỗi chủ SDLĐ phải gửi một biểu mẫu trên máy tính đến ACOSS. Thông báo này có thể đƣợc kiểm tra bởi thanh tra lao động.
+ Hệ thống quốc gia về quản lý nghề nghiệp cho phép đánh giá độ tin cậy của phiếu lƣơng khi NLĐ xuất trình yêu cầu của mình về trợ cấp hƣu trí.
+ Sử dụng hồ sơ quản lý công dân nƣớc ngoài để kiểm tra giấy phép cƣ trú. - Kho dữ liệu chung của cả nƣớc về ASXH lƣu trữ hầu hết hồ sơ trợ cấp của các chƣơng trình ASXH. Cơ sở dữ liệu này đƣợc tạo ra từ năm 2006 theo luật, hiện đã đƣợc thực hiện đầy đủ, trở thành một công cụ rất lớn, mạnh, đƣợc chia sẻ bởi tất cả các chƣơng trình bắt buộc và cơ quan trợ cấp thất nghiệp. Các cơ quan khác nhau, nhà chức trách khu vực và địa phƣơng đều có thể truy cập vào dữ liệu này, do đó giúp ngăn chặn việc thanh toán trợ cấp không đúng.
Nhƣ vậy, để quản lý tốt đối tƣợng hƣởng BHXH, kiểm soát đƣợc quá trình chi trả, giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ cần có một kế hoạch hành động quốc gia với một số định hƣớng chính: Chống gian lận hồ sơ của NLĐ (Tờ khai,chứng từ/sổ sách); Bảo đảm đầy đủ việc đăng ký ASXH; Sự bảo đảm của bằng chứng về cƣ trú; sự bảo đảm của hộ tịch với việc kết nối trực tiếp với nơi sinh; Việc triển khai đƣợc thực hiện ở cấp địa phƣơng do Ủy ban Hoạt động CODAF về chống gian lận địa phƣơng thực hiện với mục tiêu là tăng số lƣợng tham gia; Các hoạt động đƣợc kết hợp trong một năm với các cơ quan quản lý địa phƣơng khác nhau; thủ tục trao đổi thông tin địa phƣơng đƣợc cải thiện.
Để chế tài xử phạt hiệu quả, khi bị phát hiện gian lận, chủ SDLĐ sẽ phải trả tiền thuế hoặc bồi hoàn trợ cấp bằng hiện vật hoặc tiền mặt tƣơng ứng với số tiền đã gian lận kèm theo lãi suất và các hình phạt khác. Việc xử phạt hành chính do giám đốc của chƣơng trình quyết định tùy thuộc vào tính chất và mức độ gian lận. Xử phạt hình sự do thẩm phán toà án quyết định.