Nhóm nhân tố bên trong tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại viện dân tộc uỷ ban dân tộc chính phủ (Trang 33 - 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng tới tạo động lực làm việc của con ngƣời

1.4.1. Nhóm nhân tố bên trong tổ chức

1.4.1.1. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố do tổ chức tạo ra và có ảnh hƣởng tới động lực làm việc của ngƣời lao động. Cụ thể:

1.4.1.1.1. Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, niềm tin mà các thành viên trong tổ chức cùng hƣớng tới để đạt đƣợc mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức.

Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow chỉ ra rằng con ngƣời cần nhu cầu xã hội, đó là làm việc theo nhóm, tinh thần giúp đỡ nhau, sự giao lƣu văn hóa và cảm giác là thành viên của một tổ chức nào đó… mà văn hóa tổ chức chính là yếu tố đáp ứng đƣợc các nhu cầu này, và đây là một yếu tố tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động.

Văn hóa tổ chức tạo nên một nét đặc trƣng riêng của mỗi đơn vị, làm thấy rõ sự khác biệt đặc trƣng giữa tổ chức này với một tổ chức khác. Đặc trƣng này đƣợc thể hiện thông qua biểu trƣng, biểu tƣợng của tổ chức và đặc biệt thông qua phong cách làm việc, môi trƣờng làm việc của tổ chức. Một môi trƣờng văn hóa tổ chức mạnh sẽ khuyến khích đƣợc ngƣời lao động hăng say làm việc. Ngƣợc lại, môi trƣờng làm việc mà văn hóa tổ chức yếu, các thành viên hoạt động riêng lẻ, không có sự thống nhất và phối hợp và tổ chức đó thƣờng khó đạt đƣợc mục tiêu của mình.

Văn hóa tổ chức là một yếu tố có tính chất lan tỏa, tác động dây truyền và nhƣ một bánh lái hƣớng các thành viên trong tổ chức vào một quỹ đạo chung cùng chung sức, cùng chia sẻ và cùng hƣớng tới. Đây là một đặc tính ảnh hƣởng nhiều tới tạo động lực làm việc. Nếu văn hóa tổ chức yếu sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng chính sách, tổ chức và triển khai các hoạt động khuyến khích và động viên ngƣời lao động bởi sự riêng lẻ và không đồng thuận trong tổ chức. Ngƣợc lại nếu văn hóa tổ chức mạnh sẽ tác động tích cực

và hiệu quả hơn khi triển khai tổ chức các hoạt động khuyến khích và động viên ngƣời lao động.

1.4.1.1.2. Mục tiêu của tổ chức

Mục tiêu của tổ chức là hệ thống những giá trị mà tổ chức đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định nhằm hƣớng các thành viên trong tổ chức nỗ lực làm việc để đạt đƣợc mục tiêu đó.

Thuyết hai yếu tố của của Fredrick Herzberg chỉ ra rằng những yếu tố có tác dụng thúc đẩy tinh thần làm việc bao gồm “sự thành đạt, những thách

thức, trách nhiệm, sự thăng tiến và sự phát triển”. Do đó một mục tiêu của tổ

chức có tính thách thức, cảm giác về sự thăng tiến và phát triển sẽ tạo đƣợc động lực làm việc cho ngƣời lao động.

Mục tiêu của tổ chức trong những thời kỳ khác nhau thì các chỉ tiêu và giá trị đặt ra cũng khác nhau, mục tiêu đặt ra đƣợc dựa trên cơ sở khả năng và điều kiện sẵn có của tổ chức.

Mục tiêu đặt ra phải rõ ràng, cụ thể và có khả năng thực thi, có thể đo lƣờng đƣợc, có định hƣớng kết quả và có thời hạn xác định, đảm bảo lợi ích của tổ chức nhƣng cũng phải đảm bảo lợi ích cho ngƣời lao động. Mục tiêu đảm bảo đƣợc sự hài hòa trên cũng là nhân tố giúp mỗi cá nhân trong tổ chức có động lực để làm việc. Ở đây mỗi cá nhân sẽ tự xác định đƣợc mục tiêu của mình trong mục tiêu tổng thể để hƣớng hành động của mình tới đích. Và cũng từ mục tiêu đó, lãnh đạo đơn vị có các biện pháp khuyến khích ngƣời lao động để thực hiện đƣợc mục tiêu đó.

1.4.1.1.3. Lãnh đạo tổ chức

Theo thuyết nhu cầu của Maslow ở tầng tháp thứ 2 và thứ 3 của tháp nhu cầu, con ngƣời cần có nhu cầu về giao lƣu xã hội quan hệ, tình yêu thƣơng, cảm giác an toàn… Các yếu tố này phần lớn đƣợc tạo ra do quan điểm, phong cách và phƣơng pháp lãnh đạo của tổ chức và nó có giá trị quan trọng trong việc tạo ra bầu không khí làm việc trong tập thể. Khi bầu không

khí làm việc vui vẻ, thân thiện, gần gũi, lãnh đạo quan tâm, giúp đỡ sẽ có tác dụng rất lớn đến hiệu quả làm việc và sự gắn bó của nhân viên.

1.4.1.2. Nhóm nhân tố thuộc về công việc 1.4.1.2.1. Nội dung, tính chất công việc

Theo thuyết hai yếu tố của Fredrick Herzberg, nhóm nhân tố dẫn đến sự thỏa mãn của nhân viên có nội dung: Công việc có tính hấp dẫn nhƣ sự thách thức, tính sáng tạo, sự quan trọng, thời gian làm việc linh hoạt… do vậy nội dung, tính chất của công việc cũng là yếu tố quan trọng để tạo động lực làm việc của ngƣời lao động.

Nội dung công việc ảnh hƣởng trực tiếp tới tiến độ, khả năng và kết quả hoàn thành công việc của mỗi cá nhân. Nội dung công việc quy định các thao tác, kỹ năng, trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân phù hợp trong việc thực hiện. Trong trƣờng hợp, nội dung công việc phù hợp với khả năng chuyên môn của ngƣời lao động sẽ giúp ngƣời lao động tiếp cận và hoàn thành công việc tốt hơn và ngƣợc lại. Nội dung công việc càng phong phú càng giúp ngƣời lao động tránh khỏi những nhàm chán do công việc gây ra. Đây là yếu tố các nhà quản lý cần quan tâm để tạo ra động lực làm việc thông qua cách sắp xếp, bố trí lao động và đa dạng hóa nội dung công việc.

Nội dung công việc trong các tổ chức thƣờng đƣợc cụ thể hóa bởi bản mô tả công việc tại mỗi vị trí (chức danh) công việc. Nội dung này càng đƣợc cụ thể hóa thì ngƣời lao động càng biết rõ về các nhiệm vụ của mình và có thể đặt ra mục tiêu cụ thể trong thời gian để hoàn thành nhiệm vụ ấy.

Ngoài nội dung công việc, tính chất công việc cũng có ảnh hƣởng nhất định tới việc thực thi công việc của ngƣời lao động. Tính chất công việc nói lên phạm vi không gian, thời gian, mức độ bao quát, công cụ, phƣơng tiện dùng phục vụ công việc, tính sáng tạo, tính năng động… cần thiết của công việc. Tính chất công việc đƣợc phản ánh qua bảng mô tả công việc, qua đây ngƣời lao động có thể biết đƣợc mình có khả năng phù hợp với công việc không và sự đánh giá của lãnh đạo về sự phù hợp đó để có cách bố trí, sắp xếp

giúp nhân viên mình phát huy đƣợc năng lực của bản thân và làm họ cảm thấy hứng thú hơn với công việc mà họ đảm nhận.

1.4.1.2.2. Khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc

Cũng theo thuyết hai yếu tố của Fredrick Herzberg, trong nhóm nhân tố dẫn đến sự thỏa mãn của ngƣời lao động có yếu tố: sự thăng tiến và sự phát triển do vậy khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc cũng là yếu tố quan trọng để tạo động lực làm việc của nhân viên.

Khả năng phát triển nghề nghiệp là điều mà bất kỳ cá nhân ngƣời lao động nào khi tham gia làm việc đều mong muốn có khả năng nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp cho công việc của mình. Một công việc mà ngƣời ta nhìn vào bị giới hạn trên hoặc không có khả năng phát triển thì khi thực hiện công việc đó ngƣời ta cũng thấy chán nản, ngƣợc lại một công việc có khả năng phát triển sẽ giúp ngƣời lao động nỗ lực hơn để có thể vƣơn tới tầm xa hơn.

Khả năng phát triển nghề nghiệp phụ thuộc lớn nhất vào trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và vị trí công việc mà mỗi cá nhân đang đảm nhiệm, ngƣời lao động muốn phát triển đƣợc nghề nghiệp thì tự bản thân họ phải có khả năng tiếp nhận thông tin và không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng giải quyết công việc. Một nhà quản lý, muốn thu đƣợc nhiều lợi ích hơn phải luôn tạo điều kiện cho ngƣời lao động phát huy khả năng và phát triển nghề nghiệp của mình. Còn ngƣời lao động khi đã đƣợc thỏa mãn nhu cầu thì sẽ có động lực thúc đẩy làm việc nâng cao hiệu quả hơn nữa.

1.4.1.2.3. Cơ hội thăng tiến của công việc

Cơ hội thăng tiến là một yếu tố cũng rất đƣợc ngƣời lao động quan tâm. Khi thực hiện một công việc ngƣời lao động luôn nhìn khả năng thăng tiến của mình trong nghề nghiệp đó.

Một công việc mà có khả năng thăng tiến, phát triển là một công việc thu hút đƣợc nhiều ứng cử viên tham dự. Trên thị trƣờng, những công việc mà có khả năng thăng tiến ngày càng trở lên có giá trị. Trong tổ chức cũng vậy,

một công việc mà bản thân nó có giá trị, có khả năng thăng tiến cao hơn cũng nhƣ phát triển nghề nghiệp cao hơn sẽ là động lực giúp ngƣời lao động hăng say trong công việc, tìm kiếm, khám phá để đạt đƣợc mục tiêu trong công việc đó.

Để tạo động lực cho ngƣời lao động, ngƣời lãnh đạo trong tổ chức luôn phải tạo điều kiện làm việc cho nhân viên làm việc tốt, đặc biệt là tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến trong công việc để nhân viên có thể phát huy năng lực, phát triển nghề nghiệp và có cơ hội đạt đƣợc vị trí và sự vinh quang cao hơn trong công việc là một việc cần thiết và phải thƣờng trực trong tƣ tƣởng mỗi ngƣời lãnh đạo.

1.4.1.3. Nhóm nhân tố thuộc về cá nhân 1.4.1.3.1. Quan điểm cá nhân

Quan điểm của mỗi cá nhân có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động lao động của họ, đây là yếu tố nhà quản lý cần quan tâm trong quá trình sử dụng sức lao động của họ. Quan điểm cá nhân là hệ thống những triết lý, tƣ tƣởng đƣợc thể hiện qua cách nhìn nhận và đánh giá của bản thân cá nhân đó trƣớc một vấn đề, một sự việc.

Quan điểm cá nhân đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở của quá trình đào tạo, học tập và tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. Mỗi ngƣời chúng ta đều có cái nhìn và đánh giá riêng của mình về một vấn đề, việc nhận định đúng hay không, hay ở mức độ nào đó của một vấn đề sẽ tùy thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Nhà quản lý luôn phải hƣớng dẫn quan điểm của nhân viên theo quan điểm và triết lý của các nhà lãnh đạo nhằm tạo sự thống nhất, tạo ra sức mạnh đoàn kết, nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức.

1.4.1.3.2. Đặc điểm tâm lý cá nhân

Đặc điểm tâm lý cá nhân của mỗi con ngƣời là cơ sở của mọi hành động của con ngƣời. Mỗi con ngƣời có đặc điểm tâm lý khác nhau nên hình thành lên những tính cách khác nhau, đây là cơ sở nhà quản lý sử dụng và

khai thác ngƣời lao động tại các vị trí khác nhau nhằm phục vụ công việc một cách có hiệu quả nhất. Ví dụ, đối với những ngƣời tính khí trầm thƣờng đƣợc sắp xếp công việc mang tính nghiên cứu, tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao nhƣ: nghề kế toán, nghiên cứu khoa học, làm toán học. Đối với ngƣời có tính khí hoạt thì ngƣời này rất năng động, sáng tạo thì công việc thích ứng với nghề quản lý, lãnh đạo và nghề mang nhiều yếu tố sáng tạo…

Tùy từng đặc điểm tâm lý mà các nhà lãnh đạo biết nên sử dụng công cụ nào để tạo động lực, công cụ nào không có hiệu quả khi sử dụng để tạo động lực. Tuy nhiên, một chính sách của tổ chức không phải dành riêng cho bất kỳ một cá nhân nào, hoạt động này nhằm tạo ra trên cơ sở đặc điểm tâm lý chung hay đa số của ngƣời lao động. Vì vậy, đối với từng nhà quản lý ở các vị trí khác nhau để giúp nhân viên thỏa mãn đƣợc nhu cầu đồng thời đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức phải có cách đối xử và phân công công việc một cách khoa học, khéo léo để mỗi ngƣời lao động dù ở tính khí nào cũng thấy rằng mình luôn đƣợc nhà quản lý quan tâm và tạo động lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại viện dân tộc uỷ ban dân tộc chính phủ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)