PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại viện dân tộc uỷ ban dân tộc chính phủ (Trang 46)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ: Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau:

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu)

2.1.1. Xác định Đối tượng/Phạm vi nghiên cứu

2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Là động lực làm việc của cán bộ công chức, viên chức ngƣời lao động của Viện Dân tộc.

2.1.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, tập trung nghiên cứu trong phạm vi các đối tƣợng khảo sát tại Viện Dân tộc.

Về thời gian: Giai đoạn 2008-2013.

2.1.2. Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

Bƣớc 2 này đã đƣợc trình bày rõ tại Chƣơng 1 của luận văn này với nội dung: Cơ sở lý luận về công tác tạo động lực làm việc.

2.1.3. Lựa chọn khung lý thuyết

Khung lý thuyết nghiên cứu bao gồm các nội dung của động lực và quá trình tạo động lực làm việc. Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng/ phạm vi nghiên cứu Bƣớc 2: Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu Bƣớc 3: Lựa chọn khung lý thuyết Bƣớc 4: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn, phiếu điều tra và tiến hành thu thập dữ liệu Bƣớc 5: Phân tích dữ liệu Bƣớc 6: Đƣa ra kết quả, giải pháp, kết luận và kiến nghị

2.1.4. Thiết kế câu hỏi phỏng vấn, phiếu điều tra và tiến hành thu thập dữ liệu

Trong bƣớc này, tôi tiến hành thiết kế thang đo và bảng hỏi logic phù hợp để tiến hành điều tra thu thập dữ liệu cần thiết.

2.1.5. Phân tích dữ liệu

Các dữ liệu có đƣợc sẽ đƣợc xử lý, phân tích bằng phƣơng pháp tính tỷ lệ %, dựa theo kết quả của phần mềm thống kế SPSS 11.5, Excel.

2.1.6. Đưa ra kết quả, giải pháp, kết luận và kiến nghị

Kết quả, giải pháp, kết luận và khuyến nghị sẽ đƣợc trình bày chi tiết tại chƣơng 3, chƣơng 4 của luận văn.

2.2. Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng hai loại số liệu chính: thứ cấp và sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu, sách, tài liệu hội thảo, tài liệu tổng kết năm… từ các báo cáo, tạp chí chuyên ngành về nguồn nhân lực, tạo động lực, tài chính, kế hoạch hoạt động, dữ liệu từ hồ sơ nội bộ của Viện.

Dữ liệu sơ cấp: Để tìm hiểu, phân tích, đánh giá đƣợc công tác tạo động lực làm việc tại Viện, tôi tiến hành thu thập dữ liệu từ đối tƣợng thông qua:

- Quan sát và tìm hiểu thực tế công tác tạo động lực làm việc của Viện. - Xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp hoặc qua thƣ, qua điện thoại đối với các cán bộ nghiên cứu của Viện.

Bảng 2.1: Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn TT Tên phƣơng pháp Đối tƣợng cung cấp Số lƣợng Dữ liệu cần thu thập 1 Nghiên cứu tài liệu Sách, báo, tạp chí… 24 tài liệu

Những cơ sở lý luận về vấn đề tạo động lực cho ngƣời lao động, các khái niệm về động lực làm việc, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác tạo động lực làm việc… 2 Phƣơng pháp Các hiện tƣợng, sự

Đánh giá khái quát về tác phong, thái độ, trình độ của cán bộ nghiên cứu

TT Tên phƣơng pháp Đối tƣợng cung cấp Số lƣợng Dữ liệu cần thu thập quan sát việc, cán bộ Viện Dân tộc

trong công việc. Các hiện tƣợng sự việc liên quan đến công tác tạo động lực làm việc, để từ đó rút ra kết luận về thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ tại Viện.

3 Phƣơng pháp chuyên gia Lãnh đạo Viện, Trƣởng bộ phận một số phòng ban của Viện 15 ngƣời

Để nắm bắt thông tin về quy trình làm việc, cách chi trả tiền lƣơng, phụ cấp, phúc lợi… tại Viện; Những mặt mạnh, mặt yếu của công tác tạo động lực. 4 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát Cán bộ nghiên cứu thuộc các phòng, trung tâm của Viện 65 ngƣời

Thu thập thông tin về độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo của cán bộ nghiên cứu, sự hài lòng và không hài lòng của cán bộ đối với công tác tạo động lực của Viện. Đồng thời qua đó khảo sát những quan điểm, đánh giá của họ về công tác tạo động lực làm việc của Viện đang thực hiện.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

* Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

- Phân tích tổng hợp số liệu theo thời gian (giai đoạn 2008-2013). Tác giả sử dụng Excel để tổng hợp kết quả khảo sát để làm cơ sở phân tích.

- Trong đề tài sử dụng các bảng thống kê về kết quả hoạt động, tình hình lao động, tình hình tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi xã hội, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2008-2013.

* Phƣơng pháp chuyên gia: Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để nắm bắt thông tin về quy trình làm việc, cách chi trả tiền lƣơng, phụ cấp, phúc lợi… tại Viện; Những mặt mạnh, mặt yếu của công tác tạo động lực định hƣớng tạo động lực lao động cho phù hợp.

* Phƣơng pháp điều tra khảo sát: tác giả lựa chọn 65 ngƣời tham gia điều tra khảo sát nhằm thu thập thông tin về độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo của cán bộ nghiên cứu, sự hài lòng và không hài lòng của cán bộ đối với công tác tạo động lực của Viện. Đồng thời qua đó khảo sát những quan điểm, đánh giá của họ về công tác tạo động lực làm việc của Viện đang thực hiện.

Trên cơ sở, danh sách 106 cán bộ nghiên cứu và các lãnh đạo, tôi đã triển khai công tác thu thập dữ liệu nhƣ sau:

Bước 1: Sử dụng phần mềm Word 7 để thiết kế bảng câu hỏi và in ấn

các bảng câu hỏi.

Bước 2: Tiến hành gửi thƣ điện tử hoặc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ,

viên chức, nhân viên trong Viện, nói rõ các yêu cầu điều tra và đƣờng link kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cƣơng nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng đƣợc đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những ngƣời có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng nhƣ cái khái niệm đƣợc sử dụng trong bảng câu hỏi.

Bước 3: Gọi điện thông báo cho cán bộ, nghiên cứu viên biết về việc

đã gửi thƣ yêu cầu điều tra và đề nghị các trƣởng bộ phận, đơn vị trực thuộc Viện hợp tác trả lời. Việc gọi điện này nhằm hạn chế tính trì hoãn về thời gian của thƣ điện tử, cũng nhƣ góp phần thúc đẩy cán bộ trả lời nhanh chóng các câu hỏi.

Bước 4: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời qua thƣ điện tử Bước 5: Tiến hành gặp trực tiếp cán bộ nếu nhƣ các câu trả lời của họ

chƣa đủ ý hoặc rõ nghĩa; hơn nữa trong một số trƣờng hợp có một số nhà quản lý và cán bộ nghiên cứu không có thói quen check mail thƣờng xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tôi thu thập đƣợc ý kiến của họ.

2.3. Thang đo và bảng hỏi

2.3.1. Xây dựng thang đo

Khi xây dựng các thang đo lƣờng cần phải đánh giá để đảm bảo chất lƣợng của đo lƣờng. Đánh giá một thang đo lƣờng dựa trên cơ sở 4 tiêu chuẩn

cơ bản: độ tin cậy, giá trị, tính đa dạng, tính dễ trả lời. Trong quá trình đo lƣờng luôn luôn tồn tại hai sai số là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Việc giảm thiểu sai số liên quan đến thang đo lƣờng. Một thang đo lƣờng cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau đƣợc coi là có độ tin cậy. Đo lƣờng đảm bảo độ tin cậy là cách loại trừ sai số ngẫu nhiên và cung cấp đƣợc dữ liệu tin cậy.

Trong luận văn này, phần lớn tôi sử dụng thang đo 4 bậc trong việc đo lƣờng các nhân tố tác động đến hoạt động tạo động lực làm việc tại Viện.

Bậc 4: Rất tốt/Rất nhiều/Rất áp lực/Rất phù hợp… Bậc 3: Tốt/Nhiều/Áp lực/Phù hợp…

Bậc 2: Bình thƣờng…

Bậc 1: Không tốt/Không áp lực/Không phù hợp…

Ngoài ra, tôi cũng sử dụng một số câu hỏi Có/Không, câu hỏi nhiều đáp án nhằm có cái nhìn đa chiều về các câu trả lời của ngƣời đƣợc điều tra.

2.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời đƣợc sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phƣơng tiện dùng để giao tiếp giữa ngƣời nghiên cứu và ngƣời trả lời trong tất cả các phƣơng pháp phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế theo mẫu bảng hỏi điều tra cả cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý.

Cấu trúc của bảng hỏi đƣợc xây dựng thống nhất gồm hai phần chính là Phần điều tra khảo sát với các câu hỏi trong bảng hỏi dành cho cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý tập trung khai thác các dữ liệu liên quan đến công tác tạo động lực tại Viện.

Đối với công tác tạo động lực làm việc tại Viện, bảng hỏi tập trung vào 8 nội dung chính (tiền lƣơng, phụ cấp…), các câu hỏi đƣợc đƣa ra theo thang đo từ 1- 4 và các câu hỏi có/không… nhằm thu thập các nội dung sau:

Bảng 2.2: Kết cấu bảng câu hỏi

STT Nội dung Số lƣợng

câu hỏi

Ghi chú

1 Đánh giá về chính sách tiền lƣơng, thƣởng và các chế độ phúc lợi của Viện

12 Từ câu số 1 đến câu số 12 2 Đánh giá về chính sách khen thƣởng và

các chế độ phúc lợi của Viện

10 Từ câu số 13 đến câu số 22 3 Đánh giá về môi trƣờng, điều kiện làm

việc và văn hóa của Viện 12

Từ câu số 23 đến câu số 34 4 Đánh giá về mối quan hệ đồng nghiệp

và phong cách của lãnh đạo Viện 9

Từ câu số 35 đến câu số 43 5 Đánh giá về sự tham gia của nhân viên

vào việc thiết lập các mục tiêu công việc và các quyết định của Viện

5 Từ câu số 44 đến câu số 48

6 Đánh giá về chính sách đào tạo, bổ nhiệm cán bộ

3 Từ câu số 49 đến câu số 51 7 Đánh giá về tính hấp dẫn của công việc 1 Câu số 52 8 Đánh giá về các chính sách quản lý,

giám sát ngƣời lao động của Viện

4 Từ câu số 53 đến câu số 56

Tổng số câu hỏi 56 Câu hỏi

Tổng số mẫu điều tra 65 Phiếu

Tổng số lao động của Viện 106 Ngƣời

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

Đối với công tác đánh giá CBCCVC bảng hỏi đƣợc thiết kế gồm 3 phần chính, gồm tóm tắt thông tin trong kỳ đánh giá, các tiêu chí đánh giá và nhận xét của ngƣời đánh giá, trong đó đặc biệt phần tiêu chí đánh giá đƣợc chia cụ thể thành 6 câu hỏi với những điểm đánh giá đƣợc quy định cụ thể.

2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu thu đƣợc

Số phiếu điều tra phát ra là 65 phiếu, số phiếu thực thu về là 50 phiếu Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 11.5 và Excel để tổng hợp dữ liệu. Dữ liệu đƣợc xử lý dựa trên tỷ lệ % đối với các câu hỏi định danh.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI VIỆN DÂN TỘC

3.1 Tổng quan về Viện Dân tộc

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 13/8/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/1998/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi. Triển khai thực hiện Nghị định, ngày 09/9/1999 Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban đã ban hành Quyết định số 144/QĐ-UBDTMN, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Chính sách dân tộc và Miền núi, sau gần 2 năm chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự… đến cuối năm 2000, đầu năm 2001, Viện chính thức đi vào hoạt động để thực hiện chức năng là cơ quan nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi; tƣ vấn giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ về chủ trƣơng, chính sách đối với dân tộc và miền núi.

Ngày 16/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2003/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc, thay thế Nghị định số 59/1998/NĐ-CP. Triển khai thực hiện Nghị định, ngày 11/11/2003, Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban đã ban hành Quyết định số 246/2003/QĐ-UBDT, theo đó Viện Nghiên cứu Chính sách dân tộc và Miền núi đƣợc đổi tên thành Viện Dân tộc, là tổ chức đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban Dân tộc có chức năng nghiên cứu, tƣ vấn giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban về cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý của Ủy ban; tham gia xây dựng chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về khoa học công nghệ (KHCN) và môi trƣờng; giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện các họat động KHCN và môi trƣờng của Ủy ban.

Đến năm 2008, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2008/NĐ- CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc, Triển khai thực hiện Nghị định, ngày 30/12/2008, Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban đã ban hành Quyết định 412/QĐ-UBDT ngày 30/12/2008 quy

Viện có vị trí, chức năng tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban Dân tộc giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc.

Ngày 12/10/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2012/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc, Triển khai thực hiện Nghị định này, ngày 03/04/2013, Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 156/QĐ-UBDT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Dân tộc. Viện Dân tộc là đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban Dân tộc, có chức năng giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công tác dân tộc.

Hiện nay, Viện Dân tộc là Viện nghiên cứu khoa học duy nhất của Ủy ban Dân tộc và cùng với Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là một trong những viện khoa học chuyên ngành hàng đầu ở Việt Nam về lĩnh vực dân tộc, tộc danh, truyền thống dân tộc…

Tên giao dịch của Viện Dân tộc là: Viện Dân tộc (Institute for Ethnic Minorities Affairs: IEMA).

Địa điểm: 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.3791 3001

Fax: 04.3791 3001

Website: http://www.viendantoc.org.vn

Lĩnh vực hoạt động: Viện triển khai các nghiên cứu khoa học về chính sách và chiến lƣợc, là cơ quan tham mƣu phục vụ hoạch định ra quyết định chính sách cho Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho Thủ tƣớng về vấn đề dân tộc.

3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Dân tộc

-. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm và 5 năm của Viện trình Bộ trƣởng, Chủ nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện khi đƣợc phê duyệt.

- Chủ trì, tham gia xây dựng một số đề án lớn về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, chính sách tộc ngƣời, điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học

định thành phần dân tộc, tên gọi các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, xây dựng danh mục thành phần dân tộc. Điều tra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số khi đƣợc Bộ trƣởng, Chủ nhiệm phân công.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học, cung cấp cơ sở thực tiễn để giúp Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc trong việc hoạch định xây dựng chiến lƣợc, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại viện dân tộc uỷ ban dân tộc chính phủ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)