Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH transfer hà nội giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 52 - 58)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

%GDP 8,32 8,48 6,31 5,23 6,42 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2016)

Giai đoạn 2012-2016, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tính chung cả giai đoạn 2012-2016, tăng trưởng bình toàn nền kinh tế ước đạt 5,91%, thấp hơn so với mức 6,95% của giai đoạn 2007-2011, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012- 2016 không đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái tài chính toàn cầu, và những cải cách trong nước chưa mang lại nhiều kết quả đồng thời những yếu kém nội tại của nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn.

Từ năm 2013 cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, ước đạt 6,68%, vượt 0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra.

kéo tăng trưởng cả giai đoạn 2012-2016 lên mức cao hơn giai đoạn trước đó (2007-2011).

Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành từ năm 2006 đến năm 2016(%) được thể hiện trong bảng sau:

Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam theo ngành giai đoạn 2006 -2016

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2016)

Trong giai đoạn 2012 -2014, khu vực dịch vụ với mức tăng trưởng cao nhất trong ba khu vực, bình quân 6,7%/năm, đã giữ vai trò là động lực cho tăng trưởng chung. Trong khi đó, khu vực công nghiệp xây dựng gặp phải nhiều khó khăn và sụt giảm tăng trưởng. Đặc biệt, tăng trưởng của ngành xây dựng xuống mức -0,6% trong năm 2012 và công nghiệp chế biến chế tạo ở mức -0,2% trong năm 2014. Ngược lại, trong những năm gần đây 2015-2016, tăng trưởng của khu vực dịch vụ lại cải thiện chậm.

3.2.1.2. Yếu tố về chính trị và pháp luật

Việt Nam là một quốc gia ổn định chính trị cao, trong đó đa số người dân (cả người Việt Nam lẫn nước ngoài) đều cảm nhận được sự an toàn và

đảm bảo về thể chất. Điều này giúp cho Việt Nam có một số lợi thế so với các nước láng giềng trong khu vực, vốn phải tìm cách đối phó với những vấn đề bạo động chính trị hay tội phạm ở mức độ cao.

Công tác cải cách hành chính diễn ra có hiệu quả và được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ủng hộ. Các thủ tục về hải quan, thu thuế, thanh tra công ty đã được chú trọng và giảm bớt những nặng nề về thủ tục hành chính. Công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh. Nghiên cứu các ảnh hưởng và tác động của yếu tố Chính phủ và chính trị sẽ giúp Công ty nhận ra được hành lang pháp lý và giới hạn cho phép với quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật như: Luật tài nguyên, Luật bảo vệ môi trường, Luật lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, các Luật thuế (Thuế VAT, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế vốn, Thuế tài nguyên,...) để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định cho các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực môi trường chính trị, pháp luật còn tồn tại hạn chế, yếu kém trong đầu tư dịch vụ công ích đó là hệ thống văn bản còn vướng mắc, thủ tục quy định còn phiền hà, nội dung của một số luật và văn bản hướng dẫn thi hành chưa phù hợp với thực tế hoặc không thống nhất. Những hạn chế, vướng mắc đó đang làm chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực.

3.2.1.3. Yếu tố về văn hóa, xã hội

Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh trong thời kỳ hội nhập kéo theo đời sống văn hóa và lối sống được nâng cao đáng kể. Trước kia, hình thức đi lại của người dân chủ yếu là xe khách, xe đò, xe máy, thì nay đã được cải thiện đáng kể bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp vận tải cho thuê hoặc cung

cấp dịch vụ vận chuyển hành khách với các tuyến đường ngày càng mở rộng, tần suất ngày càng lớn và loại phương tiện vận chuyển đa dạng, phong phú và giá cả cũng rất cạnh tranh.

Đời sống văn hóa xã hội đã và đang được chú trọng hơn không chỉ người dân tại các thành phố mà người dân tại các vùng quê cũng được nâng cao cải thiện từ đó họ cũng được hưởng những dịch vụ chất lượng, chu đáo và thậm chí đẳng cấp hơn.

3.2.1.4. Yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt, đối với ngành vận tải, trong những thập niên gần đây nhân loại chứng kiến sự ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng tăng; sự cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; sự mất cân bằng về môi trường sinh thái...

Một nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo như dầu mỏ - đã nảy sinh những vấn đề nghiệm trong cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ tăng cao khiến cho các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn trong việc cân đối chi phí đầu vào bởi sự biến động tăng giảm chu kỳ không ổn định

Bên cạnh đó, việc người dân ngày ngày phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn… đã có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng phương tiện cá nhân trong việc tham gia giao thông bằng cách sử dụng các phương tiện công như xe bus, hoặc các nhóm đi chung, đi ghép xe… cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô.

3.2.1.5. Yếu tố dân số - lao động

Theo thống kê dân số của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 16/01/2017, dân số Việt Nam có 94.970.597 người. Dân số Việt Nam chiếm

khoảng 1,27% tổng dân số thế giới và đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 308 người/km2 trong đó dân cư độ thị chiếm 34,7% tổng dân số (33,121,357 người).

Riêng đối với thủ đô Hà Nội, sau 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã trở thành một trong 17 thủ đô có quy mô lớn nhất trên thế giới. Khi được giải phóng vào năm 1954, Hà Nội có hơn 53.000 dân sinh sống và đến 2014 thì con số này đã là 7.2 triệu người, chư kể gần 1,2 triệu người không đăng ký hộ khẩu thường trú (Tổng cục thống kê, 2016)

Mức độ gia tăng dân số quá nhanh, nhất là việc tăng dân số cơ học khiến thủ đô đang phải chịu áp lực lớn về chỗ ở, giao thông, điều kiện học tập, y tế, việc làm, môi trường…Tuy nhiên, cũng chính bởi dân số đông với mật độ 2100 người/km2 và sự nhập cư của người dân đến từ các tỉnh thành khác mỗi năm khoảng 5 vạn người khiến cho nhu cầu về giao thông đi lại trong Hà Nội nói riêng và từ Hà Nội đi các tỉnh nói chung rất đông đúc và đó cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

3.2.1.6. Yếu tố công nghệ

Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với các doanh nghiệp. Sự ra đời của công nghệ điện thoại thông minh - smart phone - và các ứng dụngđi kèm trong thời gian gần đây như Grab, Uber với những ưu thế cạnh tranh đặc biệt đã ít nhiều ảnh hưởng thậm chí đe dọa đến sự tồn tại của các công ty vận tải truyền thống.

Công nghệ mới này đã tạo điều kiện để đem lại những dịch vụ vận chuyển hành khách với mức giá rẻ hơn chất lượng cao hơn, làm cho dịch vụ có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

Tuy nhiên cũng nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ, các công ty vận tải truyền thống có thể ứng dụng các biện pháp công nghệ cao trong quản lý điều hành hay truyền thông quảng cáo để nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu như internet, mạng không dây (3G, wifi), hệ thống giám sát định vị..

3.2.2. Phân tích môi trường ngành

Ngành giao thông vận tải Việt Nam gồm vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường sông, vận tải đường biển và vận tải đường hàng không.Giao thông vận tải đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong những năm qua. Giá trị sản xuất của ngành chiếm khoảng 4 – 4,5% GDP hàng năm. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, ngành vận tải đường bộ đã có sự phát triển nhanh về tốc độ tăng trưởng hàng năm, vận tải hành khách tăng khoảng 26% và lượt khách hàng tăng 10%. Điều này cho thấy phương tiện giao thông bằng đường bộ vẫn chiếm đa số và mức sống của người dân cũng như nhu cầu đi lại, giao thương giữa các vùng miền trong cả nước không ngừng tăng lên.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, vận tải hành khách và vận tải hàng hóa đều tăng cao trong năm 2016 với 3.620,5 triệu lượt khách và 1.275,4 triệu tấn hàng hóa, tăng 9,6% và 10,6% so với năm trước. Trong tổng số 3.620,5 triệu lượt khách của năm 2016, riêng số lượt khách tháng 12 làt 307,5 triệu lượt, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về phía Chính phủ, sự đầu tư cho phát triển hạ tầng được chú trọng nên ngày càng nhiều các tuyến đường cao tốc được xây dựng giúp cho việc đi lại lưu thông của các phương tiện trở nên dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên chi phí của ngành vận tải và chi phí vận tải trong các doanh nghiệp tự làm dịch vụ vận tải là quá cao, trong đó các khoản chi phí “không chính thức” chiếm phần lớn, nhiều loại phí và lệ phí bất hợp lý, giá xăng dầu tăng cao và biến động không lường khiến doanh nghiệp vận tải gặp nhiều thách thức trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh.

3.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn nên công ty TNHH Transfer Hà Nội có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.Là công ty vận tải hành khách có quy mô vừa và nhỏ, lại ra đời sau nên Transfer phải đối mặt với các doanh nghiệp lớn về quy mô và lớn cả về thâm niên kinh nghiệm.Một số đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Transfer Hà Nội có thể kể đến như trong bảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH transfer hà nội giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)