Số lượt hành khách vận chuyển tại Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH transfer hà nội giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 61 - 65)

ĐVT: Triệu lượt người

Hà Nội 2010 2011 2012 2013 2014

Số lƣợt hành khách

vận chuyển chung 648,1 652,7 721,1 776,8 867,4 Số lƣợt hành khách

vận chuyển bằng đƣờng bộ 646,6 651,0 719,3 776,8 855,9

Do nhu cầu đi lại ngày càng cao nên cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải là rất lớn. Tuy nhiên, trước thực tế ngày càng có nhiều sự lựa chọn cả về phương tiện đi lại cũng như về đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải, do đó Khách hàng dường như trở nên khắt khe hơn và đòi hỏi những dịch vụ chất lượng cao hơn, giá cả hợp lý hơn.

Hiện tại công ty TNHH Transfer Hà Nội có một lượng khách hàng thân thiết, gắn bó với công ty ngay từ những ngày đầu thành lập tới nay, trong số đó có thể kể đến một số khách hàng lớn như Vietinbank, VP Bank, Xe điện Pega, Thế giới Thái Bình, VATC, Viện chiến lược giao thông vận tải, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Điều dưỡng Nam Định, Đầu tư và thương mại Thiên Mộc, An Việt, Pizza 4PS, một số khách sạn trên khu vực phố cổ và các công ty du lịch ….

Đối với dòng xe Limousine là dòng xe sang trọng, cao cấp, ngoài việc cho thuê theo tour, Transfer Hà Nội sử dụng để chạy hợp đồng khách Hà Nội – Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ và hiện đang là đơn vị độc quyền tại địa bàn này nên Transfer Hà Nội có được một lượng Khách hàng khá ổn định và trong điều kiện này Khách hàng không có lựa chọn cho sản phẩm thay thế tương đương. Tuy độc quyền tại thị trường này nhưng công ty ý thức được khách hàng đều là những người có điều kiện về tài chính, có khả năng chi trả và là những đối tượng Khách hàng có chuẩn mực khắt khe nên luôn cố gắng đảm bảo dịch vụ thật tốt để duy trì lượng khách hàng trung thành này.

3.2.2.2. Nhà cung cấp

Đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô thì nguồn cung cấp chủ yếu cho các hoạt động của công ty là vốn, lao động và xăng dầu.

Hoạt động vận tải luôn đòi hỏi một nguồn vốn lớn để đầu tư cho xe, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu dựa vào vốn vay nên có tỷ trọng vốn vay lớn. Trong những năm gần đây, thị trường tài chính đã

có những dấu hiệu cởi mở hơn.Việc các ngân hàng liên tục hạ lãi suất cho vay, kéo dài thời gian vay đã tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp vận tải tiếp cận với nguồn vốn này.

Đối với nhiên liệu cho ngành vận tải là xăng dầu thì chiếm tỷ trọng tương đối cao, thậm chí lên tới 40% chi phí đầu vào nên sự “nóng, lạnh” của thị trường này sẽ tác động rất lớn đến lỗ, lãi của doanh nghiệp.Giá xăng dầu trong những năm qua cơ bản đã giảm, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, sang đến năm 2016 giá cả xăng dầu lại có xu hướng tăng trở lại nên đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải nói chung và Transfer Hà Nội nói riêng. Trong trường hợp giá xăng, dầu tăng khoảng 10% so với hiện nay .chi phí vận tải sẽ tăng 47-48% (tùy loại phương tiện), cước vận tải sẽ không thể không tăng.Sự phụ thuộc rất lớn vào nhà cung cấp với mức giá xăng dầu biến động không lường khiến cho các doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn trong việc niêm yết giá. Nếu công bố giảm giá cước thì được khách hàng ủng hộ nhưng khi phải điều chỉnh tăng thì lại vô cùng khó khăn.

Nguồn lao động ngành vận tải chủ yếu là lái xe. Đây là một lực lượng nhân lực chiếm khá nhiều trong cơ cấu lao động nước nhà, tuy nhiên, chất lượng về phong cách ứng xử, tính chuyên nghiệp trong công việc của lực lượng này chưa cao. Đặc biệt với đối tượng khách hàng của công ty Transfer Hà Nội hầu như là đối tượng khách vip nên đòi hỏi trình độ của lái xe cũng như thái độ phục vụ phải rất tận tâm chu đáo và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó việc lao động trong môi trường đặc thù với cường độ cao, và một số khó khăn khác đã làm cho chi phí duy trì lực lượng lao động ở các doanh nghiệp vận tải vì thế tăng theo đáng kể.

3.2.2.3. Các đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn được thể hiện ở hai mặt: sức hấp dẫn ngành và các rào cản gia nhập ngành

Sức hấp dẫn ngành: Với lượt khách vận chuyển hằng năm lớn và tốc độ

phát triển 9,5 % một năm, các ưu đãi liên quan đến chính sách thuế, vốn…khi gia nhập ngành luôn làm cho các doanh nghiệp có ý muốn gia nhập ngành cùng chia nhau thị trường béo bở vận tải đường bộ. Bên cạnh đó, một số công ty nước ngoài đang có xu hướng liên kết với các công ty trong nước để phát triển hệ thông vận tải đường bộ.Khi liên kết thì với công nghệ của nước ngoài thì việc cạnh tranh trong ngành sẻ rất lớn.

Các rào cản gia nhập ngành: Vài năm về trước khi mà nền kinh tế còn

chưa ổn định. Các quy định nhà nước còn chưa chặc chẽ thì việc gia nhập ngành là một điều dễ dàng.Sau năm 1998, việc mở rộng các tuyến giao thông đường bộ đã thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong nước, nhu cầu đi lai tăng lên.Các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào kinh doanh vận tải, coi kinh doanh vận tải hành khách là miếng mồi béo bở. Nhưng hầu hết đều là những doanh nghiệp nhỏ, gồm vài ba chiếc xe, hay còn nhiều các hộ kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh. Giờ đây với chính sách mới của chính phủ về phát triển giao thông vận tải Việt Nam, các rào cản được đặc ra nhiều hơn trước như việc bắt buộc đăng ký kinh doanh khi số lượng xe từ 2 trở lên, một số quy định về việc đón và bắt khách, và chỉ một số doanh nghiệp đảm bảo chất lượng cũng như kỷ thuật mới được chạy các tuyến đường dài như Hoàng Long, Mai Linh, Thuận Thảo…… từ đây nó làm giảm đi một số lợi ích khi tham gia hoạt động kinh doanh. Với những chính sách này sẽ giảm được phần lớn những doanh nghiệp vận tải nhỏ khi số lượng phương tiện của họ ít.

Với sức hấp dẫn ngành cao như hiện nay, đảm bảo rằng lượng đối thủ tham gia vào ngành sẽ rất nhiều và mức độ cạnh tranh cũng sẽ rất cao

3.2.2.4. Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH transfer hà nội giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)