Xây dựng chiến lược thông qua hình ảnh ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH transfer hà nội giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 80 - 82)

2.2.3 .Công tác xử lý thông tin

4.2.1. Xây dựng chiến lược thông qua hình ảnh ma trận SWOT

Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên ngoài thông qua ma trận đánh giá nhân tố bên ngoài (EFE) để nhận ra các thời cơ – thách thức của công ty và ma trận đánh giá nhân tố bên tỏng (IFE) để nhận ra các điểm mạnh điểm yếu. Tác giả đã lồng ghép các yếu tố vào ma trận SWOT nhằm phối hợp tìm ra các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu trong các giai đoạn hoạt động và phát triển tiếp theo.

Bảng 4.1. Ma trận SWOT Công ty TNHH Transfer Hà Nội

Ma trận SWOT

Cơ hội (O):

1. Tình hình chính trị ổn định, hệ thống pháp luật về kinh doanh vận tải chặt chẽ, minh bạch.

2. Tăng trưởng kinh tế ổn định, mức sống của người dân ngày một tăng

3. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ ngành vận tải

4. Nhu cầu đi lại ngày càng cao 5. Ngày càng lớn lượng khách hàng trung thành 6. Việc huy động vốn dễ dàng hơn với lãi suất ưu đãi.

Nguy cơ (T):

1. Tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng.

2. Chi phí nguyên liệu ngày càng tăng 3. Đối thủ cạnh tranh mạnh và nhiều 4. Sự phát triển của sản phẩm thay thế 5. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, đặc biệt là thái độ ứng xử của nhân viên tổng đài và lái xe. 6. Chi phí lao động ngày càng tăng cao

Mặt mạnh- S

1. Năng lực quản lý của doanh nghiệp 2. Chất lượng dịch vụ tốt. 3. Có đội xe sang trọng và đẳng cấp 4. Giá dịch vụ tốt. 5. Hệ thống thông tin rõ ràng, thuận tiện liên lạc. S-O S1,2,3,4,5 + O1,2,4,5,6: Chiến lược tăng trưởng tập trung

S-T

S1,2,3,5 + T3,4,5,6: Chiến lược khác biệt hóa

Mặt yếu- W

1. Chưa nhiều kinh nghiệm trong ngành vận tải 2. Thị phần chưa lớn 3. Năng lực Marketing 4. Nguồn nhân lực còn mỏng 5. Hạn chế tài chính W-O W1,2,3 + O2,3,4,5,6: Chiến lược chi phí thấp W-T W1,2,3,4 + T1,2,3,5: Chiến lược chi phí thấp

Một số chiến lược Công ty TNHH Transfer Hà Nội có thể thực hiện gồm: - Chiến lược S-O: Chiến lược tăng trưởng tập trung tức là sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để nắm bắt cơ hội

- Chiến lược S-T: Chiến lược khác biệt hóa, tận dụng những điểm mạnh để khắc phục điểm yếu.

- Chiến lược W-O hoặc W-T: Chiến lược chi phí thấp.

Đến đây vấn đề đặt ra, các chiến lược này không thể tồn tại một cách độc lập mà tùy theo mức độ, chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu công ty thực hiện một trong số các chiến lược nêu trên thì không thể đạt mục tiêu đề ra.Mặt khác, do tính kinh tế và nguồn lực có hạn nên công ty cũng không thể thực hiện cùng lúc tất cả các chiến lược đề ra. Để giải quyết vấn đề này, trong phạm vi luận văn tác giả sử dụng công cụ ma trận IE như đã phân tích trước đó để đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược cho công ty TNHH Transfer Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH transfer hà nội giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)