Nguồn: https://www.vinamilk.com.vn/vi/nha-cung-cap
Theo Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk năm 2020, Vinamilk đang có tới hơn 500 nhà cung cấp trên toàn cầu, với tổng giá trị giao dịch với các nhà cung cấp là 30,270 tỷ đồng.
Đối với nguyên liệu sữa tươi từ các nông trại nuôi bò thì quy trình thu mua sữa của công ty Vinamilk diễn ra như sau:
Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 160.000 con vào năm 2017, khoảng 200.000 con vào năm 2020. Với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi là 1500 – 1800 tấn/ngày.
Trong bối cảnh biến động toàn cầu vì Covid-19, bên cạnh sức mạnh nội tại của Công ty, sự góp sức từ mạng lưới Đối tác toàn diện đã giúp Vinamilk chủ động và linh hoạt thích ứng với bối cảnh mới, giữ vững chuỗi cung ứng, đảm bảo sản xuất kinh
22
doanh liên tục, vượt qua khó khăn từ dịch bệnh và giữ vững con tàu Vinamilk, ghi nhận tăng trưởng đương trong năm 2020.
2.1.4.3 Một số chính sách của Vinamilk trong việc đánh giá, phát triển và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp
Trong năm 2020, Vinamilk đang duy trì tương tác với 5.457 hộ chăn nuôi và 83 trạm trung chuyển.
Tổ chức các chương trình tư vấn cải thiện chất lượng sữa cho 265 hộ chăn nuôi chăn nuôi và chở nước ngọt hỗ trợ các khu vực bị hạn mặn tại Bến Tre, Tiền Giang, Long An
Thực hiện các chương trình hỗ trợ gọt móng bò cho 79 hộ chăn nuôi
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của mình, Vinamilk sẽ ưu tiên đồng hành các nhà cung cấp, đối tác có cùng quan điểm và có các chính sách, cam kết rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm xã hội.
2.1.5 Phương pháp thực hiện, công nghệ ứng dụng
Vinamilk áp dụng hệ thống tự động hóa và trí thông minh nhân tạo (AI) vào việc quản lý, vận hành trang trại nuôi bò sữa, giúp Vinamilk có nguồn sữa tươi nguyên liệu đạt chất lượng tiêu chuẩn cao.
Trang trại “thông minh”: Resort Bò Sữa Tây Ninh của Vinamilk là một trang trại “thông minh” được trang bị hệ thống quản lý công nghệ cao và vận hành tự động, giúp giảm thiểu được công việc cho nhân viên nhưng vẫn đảm bảo sự chăm sóc kỹ lưỡng 24/7 cho các cô bò sữa.
Những cô bò tại Resort Bò Sữa được đeo chip điện tử ở cổ. Từ đó, hệ thống sẽ thu thập thông tin về các chỉ số hoạt động, tình trạng sức khỏe và năng suất cho sữa của từng cô bò gửi về trung tâm quản lý. Tại đây, hệ thống tự động phân tích sẽ tiến hành
23
đánh giá và đưa ra báo cáo về tình trạng các cá thể cần sự quan tâm, kiểm tra và đưa ra chế độ chăm sóc chuyên biệt. Việc này đảm bảo mỗi cô bò đều có sự chăm lo tốt nhất, cho ra nguồn sữa chất lượng cao.
Công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới: Nhà vắt sữa của Vinamilk được trang bị
dàn vắt sữa quy mô lớn này, có khả năng tiếp nhận hơn 200 con/lần vắt. Đồng thời, khu vực vắt sữa lúc này cũng phát những bản nhạc du dương giúp cô bò được thoải mái trong quá trình vắt sữa để có được chất lượng sữa tươi nguyên liệu tốt nhất. Để đảm bảo hương vị tươi ngon, thuần khiết, sữa tươi ngay sau khi vắt xong sẽ được làm lạnh nhanh xuống dưới 4°C và được chứa trong bồn chứa inox công suất lớn. Tại phòng lab của Vinamilk, nguồn sữa tươi nguyên liệu này thường xuyên được lấy mẫu để phân tích và đánh giá chất lượng.
Việc ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 toàn diện như hệ thống tự động hóa và trí thông minh nhân tạo (AI) vào việc quản lý, vận hành trang trại sẽ đảm bảo đàn bò luôn được chăm sóc tối ưu, kỹ lưỡng từ đó các cá thể có sức khỏe tốt, cho ra năng suất cao và chất lượng sữa tươi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cao. Đến nay Vinamilk được xác nhận sở hữu Hệ thống trang trại chuẩn Global G.A.P. lớn nhất châu Á về số lượng trang trại.
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý mua hàng/nhà cung cấp của Vinamilk
2.2.1 Ưu điểm
Về phòng ban mua hàng: Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức mua hàng tập trung, kết
hợp giữa tự sản xuất và thuê ngoài các nguồn nguyên liệu đầu vào giúp cho Vinamilk giảm thiểu được chi phí sản xuất, đáp ứng được chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào, hạn chế được khả năng thiếu nguồn nguyên liệu hoặc nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng, hoặc chậm trễ khi vận chuyển. Giao hàng số lượng lớn giúp cắt giảm chi phí giao hàng và chi phí nhân lực trong việc dỡ và xếp hàng vào các
24
kho. Các hoạt động của phòng ban thu mua được tiêu chuẩn hóa, bỏ qua các sự lặp lại trong nguồn lực và chi phí.
Về lựa chọn, đánh giá nguồn cung đầu vào: Việc áp dụng công nghệ khoa học
kỹ thuật, kiểm duyệt khắt khe nguyên liệu cung đầu vào giúp đảm bảo chất lượng của nguồn sữa. Nguồn cung ứng đầu vào của Vinamilk được quản lý chặt chẽ trong việc đầu tư vào các trang trại chăn nuôi bò sữa, chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi. Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm thu mua, trung chuyển. Có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật nuôi bò, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa,… Sữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi đến nhà máy lại được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không chấp nhận sữa có chất lượng kém, chứa kháng sinh,…
Về lựa chọn, đánh giá và phát triển nhà cung cấp: Nhờ các tiêu chí cụ thể
trong lựa chọn, đánh giá nhà cung cấp và giám sát quá trình cung ứng, cũng như luôn lắng nghe và hài hoà nhu cầu và mong đợi của các nhà cung ứng, Vinamilk đã và đang duy trì được mạng lưới nhà cung cấp đa dạng, đa quốc gia đồng thời chú trọng nhà cung cấp địa phương.
Về quy trình mua hàng: Mua hàng theo quy trình sẽ giúp hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty không bị gián đoạn, không những thế còn giúp Vinamilk dễ dàng cải tiến để tăng năng suất và chất lượng mua nguyên liệu vật tư, nhờ đó, nhân rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Hạn chế
Mặc dù Vinamilk có các trang trại bò để tự sản xuất tuy nhiên phần trăm còn thấp, đa số chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Hiện tại nguồn nguyên liệu chủ yếu của Vinamilk vẫn được nhập khẩu từ New Zealand, việc nhập khẩu này khiến chi phí đầu vào cao, do đó giá thành của sản phẩm cũng tăng lên.
25
Ngành chăn bò hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là của hộ gia đình. Nguồn nguyên liệu chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Người chăn nuôi bò sữa không còn mặn mà với công việc của mình vì công việc chăn bò sữa không mang lại lợi nhuận, các nhà thu mua bò sữa thô ép giá. Đây là nguyên nhân chính khiến nguồn nguyên liệu sữa trong nước giảm đáng kể. Điều này khiến Vinamilk bắt buộc phải cạnh tranh với doanh nghiệp thu mua nguyên liệu sữa khác.
Việc lựa chọn nhiều nhà cung ứng có thể gây ra khó khăn cho công ty Vinamilk trong việc bảo quyền tính độc quyền cho các sản phẩm sữa của mình, tăng rủi ro bị lộ các đặc tính quan trọng của sản phẩm sữa.
Việc mua hàng theo quy trình của Vinamilk có thể gặp rắc rối về các thủ tục hành chính khi phải làm việc theo quy trình, không được đi tắt hoặc rút gọn các bước để đón đầu. Quy trình có thể bị gián đoạn hoặc chậm trễ nếu một bước chưa được thực hiện, làm ảnh hưởng tới các khâu khác.
26
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ TẠI VINAMILK
3.1 Phòng ban, bộ phận có nhiệm vụ thực hiện hoạt động dự trữ tại công ty
Tại Vinamilk, tất cả mọi hoạt động quản lý dự trữ đều được thực hiện theo yêu cầu của Giám đốc Điều hành Chuỗi cung ứng và Giám đốc Cung ứng điều vận.
Sau khi sản xuất xong hàng hóa sẽ được chuyển đến hai xí nghiệp lớn dự trữ tại Hồ Chí Minh (miền Nam) và Hà Nội (miền Bắc), dưới sự quản lý chặt chẽ sau đó sẽ vận chuyển hàng an toàn đến các kênh phân phối và khách hàng cuối cùng.
3.2 Chính sách quản lý dự trữ của công ty
Hàng tồn kho đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk, chiếm 17% tài sản ngắn hạn (theo Báo cáo thường niên 2020). Doanh nghiệp đã chọn kỹ thuật biên tế để xác định chính sách quản lý dự trữ với mục tiêu: giảm chi phí sản xuất và tiệm cận giá thành trung bình thế giới, tăng khả năng nhu cầu đáp ứng cho khách hàng.
Coi trọng chất lượng: với nguyên liệu đầu vào, thực hiện kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng của sữa thu mua từ các hộ dân và các nhà cung cấp.
Lên kế hoạch dự trữ gắn với kế hoạch sản xuất, theo dõi sát những biến động của thị trường. Phát triển hệ thống đánh giá, quản lý, bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm phù hợp với chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.
Thực hiện phân tán rủi ro, xây dựng nhiều trang trại nuôi bò ngày càng mở rộng về quy mô và cải tiến về công nghệ, lựa chọn nhiều nhà cung cấp thay vì chỉ chọn một nhà cung cấp độc quyền nhờ vậy đảm bảo được nguồn cung cho nguyên liệu trong điều kiện thị trường có nhiều biến động.
27
Chính sách này giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo hàng tồn kho nằm trong mức an toàn, không vượt quá ngưỡng tối thiểu và tối đa, theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3 Chi phí hàng dự trữ
Theo số liệu trong báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2020 và năm 2019 ta có bảng sau: Tổng tồn kho cuối kỳ (tỷ đồng) Tổng doanh thu thuần (tỷ đồng) Giá vốn hàng bán (tỷ đồng) Chi phí bán hàng (tỷ đồng) Chi phí quản lý (tỷ đồng)
Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho của Vinamilk
Hàng tồn kho trung bình = (Tổng tồn kho cuối kỳ 2019 + Tổng tồn kho cuối kỳ 2020)/2 = (4.952.848.688.011 + 4.996.114.799.978)/2 = 4.974.481.743.994 (tỷ đồng)
Vòng quay hàng tồn kho (Vinamilk 2020) = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho trung bình = 31.967.662.837.839/4.974.481.743.994= 6,426
Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/Vòng quay hàng tồn kho= 365/6,426= 56,8 (ngày)
→ Nhận xét: Dựa vào những con số vừa tính được ta có thể thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp mà ở mức vừa đủ để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Hiệu quả kinh doanh của Vinamilk
Hiệu quả Vinamilk (2020) = (Tổng doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán)/(Chi phí bán hàng + Chi phí quản lí) = (59.636.286.225.547 - 31.967.662.837.839)/ (13.447.492.622.165 + 1.958.155.456.285) = 1,79
Hiệu quả Vinamilk (2019) = 1,85 Hiệu quả Vinamilk (2012) = 3,2
→ Nhận xét: Dựa vào những con số vừa tính được ta có thể thấy được hiệu quả kinh doanh của Vinamilk có sự suy giảm so với những năm trước. Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới những con số về hiệu quả kinh doanh suy giảm có thể nghĩ đến ngay là do vấn đề cạnh tranh. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng là Vinamilk muốn đẩy mạnh khai mở và nhanh chóng chiếm lĩnh những thị trường còn tiềm năng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, thông qua chiến lược chiếm lĩnh các nhà phân phối đã ảnh hưởng lớn đến chi phí bán hàng. Hơn nữa, việc giữ tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức ổn định trong nhiều năm gần đây cho thấy, Vinamilk đang ứng phó tốt với sự "phình to" về mặt quy mô. Bởi đa số các doanh nghiệp càng to ra thì tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng tăng bởi công việc quản lý khó khăn, phức tạp và chồng chéo hơn nhiều; đồng thời doanh nghiệp càng lớn thì quản lý có xu hướng càng quan liêu hơn, gây giảm hiệu quả quản lý.
3.4 Kỹ thuật phân loại được sử dụng
29
Vinamilk đã chọn kỹ thuật phân tích ABC trong quản lý dự trữ, là nguyên tắc phân tích hàng hóa dự trữ thành 3 nhóm căn cứ và mối quan hệ giữa số lượng và giá trị của chúng.
Nhóm A: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm cao nhất, với giá trị từ 70 – 80% so với tổng giá tri hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng chúng chỉ chiếm 15% tổng số hàng dự trữ.
Nhóm B: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm ở mức trung bình, với giá trị từ 15% - 25% so với tổng giá tri hàng dự trữ, nhưng về sản lượng chúng chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ.
Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, khoảng 5% tổng giá tri các loại hàng dự trữ, tuy nhiên số lượng chúng chiếm khoảng 55~ so với tổng số loại hàng dự trữ.
Tiêu chuẩn quản lý:
Các nguyên vật liệu nhập kho phải đạt chất lượng tiêu chuẩn trước khi nhập kho
Hàng hóa loại A được bố trí nơi tốt nhất, dễ quản lý, hàng hóa loại B, C được sắp xếp sau đó
Các nguyên vật liệu như sữa tươi được bảo quản với nhiệt độ phù hợp để tránh bị biến chất
Cách bố trí nguyên vật liệu trong kho: phân loại nguyên vật liệu theo phương
pháp phân tích Pareto để bố trí nơi dự trữ hàng phù hợp
Thiết bị sử dụng trong kho: pallet, giá, kệ, bao tải, các thùng chứa chuyên dụng
để chứa sữa bò
30
Các nguyên vật liệu chính trong kho: sữa bò nguyên chất, sữa bột, đường tinh luyện, whey bột, các hương liệu và chất tổng hợp
Phương pháp quản lý: định kỳ thường xuyên
Chu kỳ bảo quản: 1 tháng/1 lần cho những nguyên vật liệu được sử dụng lâu dài và 1 tuần/lần cho các loại hàng hóa quan trọng
Người đảm nhận quản lý: chủ kho và tổ trưởng sản xuất
3.5 Hệ thống kiểm soát
Để tăng hiệu quả của kiểm soát, đổi mới là việc không thể thiếu. Nhận thức được điều này, VINAMILK đã trang bị Robot và “ kho thông minh ” tại các nhà máy . Các robot tự hành (SGV) điều khiển toàn bộ quá trình từ nguyên liệu dùng để bao gói tới thành phẩm, giúp kiểm soát tối ưu về chất lượng và đảm bảo hiệu quả về chi phí . “ Đó là một loại máy móc được điều khiển tự động , được lập trình sẵn , sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau , có khả năng vận động theo nhiều hơn 3 trục , có thể cố định hoặc di động tùy theo những ứng dụng của nó trong công nghiệp tự động ” .
Bên cạnh đó VINAMILK còn kết hợp với các kho hàng thông minh . Ở đây các Robot tự động chuyển hàng thành phẩm vào kho . Kho chứa pa - let có công suất 27.168 lô chứa hàng , có khả năng ứng chịu động đất ; 8 hệ thống kho chứa và máy bốc dỡ Exyz công nghệ mới và tiên tiến nhất hiện nay . Hệ thống này nhanh hơn , nhẹ hơn , tiết kiệm năng lượng hơn bất kỳ thế hệ máy cùng tính năng nào trước đây .
Nhà kho lưu trữ sản phẩm mới có chiều cao gần 32m. Tính năng đặc biệt: Ssi Schaefer tính toán toàn bộ cấu trúc thượng tầng và kết cấu thép cùng với việc cân nhắc các quy định về địa chấn - từ thanh nối cho đến cây dầm, cây trụ và SRM. Gần 28,000 vị trí lưu trữ luôn sẵn sàng cùng với 8 lối đi ở khu vực lưu trữ kệ đơn.Có đến 50 loại sản phẩm và 3 dòng sản phẩm khác nhau được chứa trong kho.
31
Việc xuất - nhập hàng được hoàn thành bằng 8 SRM, loại Exyz, thế hệ SRM hiện