Mô hình dự trữ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG sữa tại CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM – VINAMILK (Trang 40 - 42)

2.1 .5Phương pháp thực hiện, công nghệ ứng dụng

3.6 Mô hình dự trữ

Chiến lược mua hàng đủ và kịp thời (Just in time) đã được áp dụng cùng với công tác tối ưu hóa việc quản lý hàng tồn kho và quy hoạch kho bãi tại các đơn vị trực thuộc đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác kiểm soát hàng tồn kho và vòng quay vốn so với năm trước. Cụ thể, năm 2020, không phát sinh mới hàng tồn kho chậm lưu; chỉ số vòng quay hàng tồn kho năm 2020 được điều tiết ở mức ổn định là 6,4 lần, so với năm 2019 là 5,6 lần.

Mục tiêu của mô hình dự trữ là: (1) tối ưu hóa lượng đặt hàng, đảm bảo sản xuất liên tục, không bị gián đoạn và (2) tối thiểu hóa Tổng chi phí hàng dự trữ. Để thực hiện điều này, Vinamilk đã xây dựng mô hình dự trữ như sau:

Xác định lượng đặt hàng tối ưu: Vinamilk hoàn thiện hệ thống tự tính toán tối ưu

mức sản xuất, hệ thống đánh giá rủi ro nguyên vật liệu cho các sản phẩm mới trước khi mua hàng. Ngoài ta hệ thống báo cáo cảnh báo lượng hàng tồn kho khi thấp điểm – cao điểm cùng hạn sử dụng giúp điều chỉnh nhu cầu đặt hàng, sản xuất tại nhà máy và tồn trữ tại nhà phân phối. Việc truy xuất và đánh giá chất lượng từng nguyên vật liệu

32

được cải tiến thông qua việc kiểm soát ngày sản xuất tại từng nhà cung cấp. Việc lên kế hoạch sản xuất theo từng tháng, quý được Vinamilk tính toán, đồng thời theo sát biến động nhu cầu sản xuất có thể phát sinh và sự thay đổi của giá nguyên liệu.

Theo giải trình kết quả kinh doanh quý I/2021 và báo cáo tài chính hợp nhất quý của Vinamilk vừa được công bố, giá nguyên liệu chính như bột sữa, đường đã tăng lên đáng kể từ cuối năm 2020 kéo biên lợi nhuận gộp quý I của Vinamilk giảm so với cùng kỳ. Công ty cho biết vẫn đang theo dõi sát biến động giá nguyên vật liệu, thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp với mức giá tốt nhất. Một số nguyên vật liệu chính đã được ký hợp đồng mua đến hết quý III/2021. Chỉ tiêu hàng tồn kho tăng gần 32% so với đầu năm lên 6.465 tỷ đồng do tăng mạnh hàng mua đang đi trên đường và nguyên vật liệu. Hàng tồn kho của Vinamilk tăng mạnh trong quý I trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao chưa từng có.

Trong quan hệ với nhà cung cấp, Vinamilk đã thỏa thuận thành công với hầu hết các nhà cung cấp trong việc cải thiện và rút ngắn quy trình thủ tục, thời gian thanh toán hợp lý. Công tác mua hàng được hoàn thiện và nâng cao thông qua việc áp dụng tốt cơ chế đấu giá, chào giá minh bạch, công khai với 100% nhà cung cấp nội địa, đã mang lại sự tối ưu trong chi phí và sự bền vững và đa dạng hóa các nguồn cung nguyên vật liệu.

33

Thiết lập các chính sách quản lý rủi ro, trong đó có lên kế hoạch hạn chế rủi ro cho chuỗi cung ứng và dự trữ hàng hóa:

Tên rủi ro

Rủi ro nguyên vật liệu đầu vào

không đáp ứng kịp thời

Rủi ro sản phẩm không đạt chất

lượng

để đảm bảo các kiểm soát luôn hiệu quả và tối ưu

Hệ thống cảnh báo được xác lập để nhận diện kịp thời các sự kiện và có hướng xử lý.

Bảng 3.2: Các biện pháp quản lý rủi ro của Vinamilk

Nguồn: Báo cáo Thường niên Vinamilk

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG sữa tại CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM – VINAMILK (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w