Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 33 - 34)

1.4. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nƣớc

1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore

Mặc dù khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008, nhƣng nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng lên (từ 24.006,1 triệu USD năm 2009 lên 63.997,2 triệu USD năm 2011). Mặc dù, năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sụt giảm so với năm 2011, song con số 56.700 triệu USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN [16,18]. Điều gì đã giúp Singapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tƣ, kinh doanh thu lợi nhuận? Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau:

Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ƣu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trƣơng thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trƣơng sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, nhƣ: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phƣơng tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hƣớng sử dụng nguồn vốn đầu tƣ tập trung vào những ngành, nhƣ: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…

Để khai thác ƣu thế về vị trí địa lý, cũng nhƣ khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hƣớng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tƣ quốc tế.

Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trƣờng kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính phủ đã công khai

khẳng định, không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng.

Đặc biệt, Singapore đã xây dựng đƣợc hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng đƣợc xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể trong nƣớc, ngoài nƣớc đều đƣợc đối xử nhƣ nhau, mọi ngƣời đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc trả lƣơng rất cao cho viên chức. Hàng tháng họ phải trích lại một phần lƣơng coi nhƣ là một khoản tiền tiết kiệm khi về hƣu, nếu trong quá trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức. Họ không những mất số tiền do mình tích cóp nhiều năm, mà có thể phải chịu hình phạt tù. Nhiều ngƣời gọi đây là quỹ dƣỡng liêm cho quan chức.

Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tƣ bản nƣớc ngoài bỏ vốn vào đầu tƣ. Singapore áp dụng chính sách ƣu đãi rất đặc biệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tự do chuyển lợi nhuận về nƣớc; Nhà đầu tƣ có quyền cƣ trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tƣ nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tƣ thì gia đình họ đƣợc hƣởng quyền công dân Singapore [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)