Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 62 - 67)

2.3. Những thuận lợi, hạn chế trong thu hút FDI của Việt Nam

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế việc thu hút đầu tƣ vào nƣớc ta.

Nền kinh tế thị trường còn sơ khai:

Trong những năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam còn rất sơ khai.

Thị trƣờng hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhƣng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tƣợng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trƣờng…).

Thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn đã có nhiều tiến bộ nhƣng vẫn còn nhiều trắc trở. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tƣ nhân rất thiếu vốn nhƣng không vay đƣợc vì vƣớng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng thƣơng mại lại không thể cho vay nên để dƣ nợ quá hạn đến mức báo động. Thị trƣờng chứng khoán đã đi vào hoạt động nhƣng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua bán và chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam chƣa đủ đảm bảo cho một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, chƣa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Sự yếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính sách thu hút đầu tƣ của Việt Nam

Năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế:

Mối liên kết lỏng lẻo giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế nội địa là một điểm yếu của nền kinh tế nƣớc ta. Công nghệ phụ trợ yếu kém, trong

nguyên liệu từ nƣớc ngoài. Các đối tác Việt Nam phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp nhà nƣớc mà trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế và yếu kém. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh Tế Trung Ƣơng và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản cho thấy phần lớn các doanh nghiệp nƣớc ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ: 80% - 90% công nghệ nƣớc ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã thải bỏ. Các hoạt động R&D (Nghiên cứu và Phát triển) chƣa thực sự đƣợc các công ty trong nƣớc quan tâm một cách thích đáng. Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp (dƣới 0.2% doanh thu) cho hoạt động này. Công tác nghiên cứu thị trƣờng còn rất yếu kém.

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lƣợng sản phẩm thấp và không ổn định làm hạn chế năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa (giá thành các sản phẩm trong nƣớc cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%). Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chƣa trở thành các đối tác thực sự tin cậy và ngang tầm để các nhà đầu tƣ tin tƣởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Mặc khác làm hạn chế tác dụng lan tỏa của FDI đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Đây cũng là khó khăn trở ngại rất lớn mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vƣợt qua.

Hệ thống pháp luật còn nhiều nhược điểm:

Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhƣợc điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó

lƣờng trƣớc đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tƣ không thể thực hiện đƣợc những dự tính ban đầu của mình.

Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tƣ đã làm cho các đối tƣợng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp.

Tình trạng “phép vua thua lệ làng” là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật.

Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn và chƣa phù hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu này đã đƣợc đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ sửa đổi này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra.

Một số nhà đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản cho biết, cùng một dự án nhƣ nhau, nếu nhƣ ở Trung Quốc hay Thái Lan chỉ cần 1-2 năm để hoàn tất, thì Việt Nam tốn gấp đôi thời gian vì thủ tục hành chính rƣờm rà, phức tạp.

Cơ sở hạ tầng yếu kém:

Cơ sở hạ tầng yếu kém, và quá tải là một trong những yếu tố làm nản lòng các nhà đầu tƣ.

Tình trạng mất điện đột ngột, không báo trƣớc, hay nhiều tuyến đƣờng giao thông huyết mạch thƣờng xuyên bị tắc nghẽn, hàng hóa bị ách tắc ở cảng…là những điều đƣợc phản áng nhiều lần nhƣng vẫn không đƣợc cải thiện.

Mặc dù hạ tầng cơ sở đã đƣợc cải thiện trong những năm qua nhƣng khả năng sẵn có và chất lƣợng kết cấu của Việt Nam vẫn dƣới mức trung bình

Hầu hết các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phỏng vấn đều chỉ trích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nƣớc quanh vùng.

Khi giá nguyên liệu biến động khó lƣờng, có thể nhiều nhà đầu tƣ sẽ phải định vị lại địa điểm đầu tƣ gần những thị trƣờng tiêu thụ chính để giảm chi phí vận chuyển, và khi ấy Việt Nam không thể tận dụng đƣợc một số lợi thế có sẵn của mình.

Do đó, việc tăng cƣờng chất lƣợng cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng là yêu cầu cấp bách không chỉ để thu hút thêm các dự án FDI mới mà còn để giữ chân các dự án hiện hữu.

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có kĩ năng, lành nghề vẫn chƣa đƣợc khắc phục, thậm chí ngày càng rõ rệt, không chỉ ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng… Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trƣớc nhƣng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án Đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện.

Công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm đƣợc khắc phục của môi trƣờng đầu tƣ của ta. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc các địa phƣơng quan tâm nhƣng vẫn còn thiếu và chƣa đồng bộ với quy hoạch ngành, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng nói chung và thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới tuy đã có dấu hiệu vƣợt qua khủng hoảng nhƣng sự phục hồi diễn ra chậm, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó,

vẫn còn có nhiều khó khăn, trở ngại đối với các nhà đầu tƣ lớn trong việc triển khai các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Tóm lại, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tƣ Nƣớc ngoài (1987) thì con đƣờng để các nhà đầu tƣ vào Việt Nam đã đƣợc khai thông. Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định trong việc thu hút vốn FDI về tổng số vốn đầu tƣ, số dự án, số lƣợng nhà đầu tƣ. Nguồn vốn FDI này cũng có tác động rất lớn đến sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến cho môi trƣờng đầu tƣ trở nên kém hấp dẫn. Để tăng cƣờng thu hút vốn FDI Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và nhất quán.

CHƢƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN ĐẤT NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 62 - 67)