Từ khi ra đời, FDI luôn đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển của Việt Nam. FDI có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, trong đó có việc tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đƣa Việt Nam từng bƣớc tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, gián tiếp tạo việc làm, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cùng nguồn lực trong nƣớc tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và tái cơ cấu nền kinh tế.
Đây chính là bƣớc đột phá trong sự phát triển nhận thức về vai trò, vị trí của FDI đối với chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội ở nƣớc ta. Điều này thể hiện chủ trƣơng nhất quán: phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa nội lực và ngoài lực để tạo thành nguồn lực tổng hợp cho công cuộc Đổi mới và phát triển của đất nƣớc.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2011- 2020) là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp, cần tiếp tục huy động vốn trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển đảm bảo tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm trên 7%. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cần huy động trong giai đoạn 2011 – 2015 là khoảng 60 tỷ USD, vốn thực hiện là 50 tỷ USD bao gồm vốn các dự án đã đƣợc cấp phép chƣa đƣợc thực hiện của các năm trƣớc; vốn thực hiện của các dự án cấp mới.
Việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và chỉ đạo tập trung, thống nhất của trung ƣơng đi đôi với phân cấp hợp lý cho các địa phƣơng trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực, chất lƣợng đội ngũ cán bộ...; đặc biệt chú trọng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc trong chức năng kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Tuy nhiên, đây là mục tiêu mà chúng ta cần nỗ lực thực hiện và cũng là một thách thức lớn trong bối cảnh luồng vốn FDI toàn cầu ngày càng giảm, đặc biệt là sau sự kiện suy thoái kinh tế của khu vực đồng tiền Euro, nguồn vốn FDI chảy vào các nƣớc đang phát triển đang suy giảm.