Quan điểm và định hƣớng thu hút FDI của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 67 - 68)

Kinh tế có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích phát triển lâu dài, đƣợc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và đối xử bình đẳng trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, thực hiện theo đúng cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Nhận thức mới về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam đã đƣợc khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng IX. Đảng coi kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một thành phần kinh tế, một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. Đảng và Nhà nƣớc đã có quan điểm, chủ trƣơng là: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh đầu tư nước ngoài”[6].

Để đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới, đòi hỏi phải phát huy nhiều yếu tố tích cực, hạn chế đến mức tối đa mọi sự cản trở, đồng thời phải kêu gọi sự nỗ lực từ nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều thành phần. Trong đó, cần phải có những định hƣớng cụ thể sau:

- Tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo hƣớng chọn lọc các dự án có chất lƣợng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, tăng cƣờng sự liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phù hợp với định hƣớng tái cấu trúc nền kinh tế.

- Việc thu hút FDI phải đƣợc quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tƣ của từng địa phƣơng, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trƣởng mới.

- Đa dạng hoá hình thức đầu tƣ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, cả kinh tế và xã hội.

- Tăng cƣờng thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, làm tiền đề cho xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp hỗ trợ trong nƣớc. Đồng thời, vẫn chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội.

- Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cƣờng sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nƣớc.

- Chuyển dần thu hút FDI hƣớng vào đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có kỹ năng, có tay nghề cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 67 - 68)