2.3. Những thuận lợi, hạn chế trong thu hút FDI của Việt Nam
2.3.1. Những thuận lợi
Có thể nói trong thời gian vừa qua Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có sức hút lớn đối với FDI. Để tạo đƣợc sức hút lớn nhƣ vậy phải kể đến những thuận lợi sau:
Môi trường xã hội và chính trị ổn định:
Sự ổn định về chính trị và xã hội là yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất, quyết định đối với việc thu hút đầu tƣ. Một quốc gia có môi trƣờng chính trị ổn định thì các nhà đầu tƣ mới yêu tâm đầu tƣ. Nếu môi trƣờng không ổn định, thƣờng xuyên có bạo loạn thì khó có thể bảo toàn vốn cũng nhƣ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh để sinh lời.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nƣớc, nền chính trị xã hội của nƣớc ta luôn ổn định. Theo đánh giá của các nhà đầu tƣ thế giới thì Việt Nam đƣợc coi là nƣớc có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực:
Cùng với sự ổn định về chính trị-xã hội ,Việt Nam có đƣờng lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lƣợc mở cửa hƣớng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài. Với phƣơng châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế”, nƣớc ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong quan hệ đa phƣơng và song phƣơng. Việt Nam đã là thành viên thứ 7 của ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) từ ngày 28/7/1995, gia nhập APEC (Diễn đàn Hợp Tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dƣơng) tháng 11/1998, là thành viên đầu tiên của ASEM (Diễn đàn Hợp Tác Á-Âu), và là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng Mại thế giới (WTO) từ ngày 7/11/2006. Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nƣớc, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tƣ của gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
Có những lợi thế so sánh:
Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi: Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đƣờng hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thƣơng buôn bán với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam là nƣớc có dân số đông nên có lực lƣợng lao động dồi, lao động Việt Nam cần cù sáng tạo trong công việc, nhân công giá rẻ.
Với những thuận lợi trên Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những điểm đến thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ.