3.3. Những giải pháp thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam
3.3.2. Giải pháp xúc tiến đầu tư
Hoạt động xúc tiến đầu tƣ cần gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; có sự điều phối chung thống nhất của Trung ƣơng đối với các hoạt động xúc tiến đầu tƣ trong cả nƣớc về nội dung, thời gian, địa điểm; đƣợc thực hiện theo kế hoạch và theo định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ.
Vì vậy, cần xây dựng chiến lƣợc FDI nằm trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai trong tổng thể chính sách tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất và kết nối với các chính sách/chiến lƣợc khác. Đồng thời, xây dựng quy hoạch gọi vốn FDI theo ngành, vùng lãnh thổ để qua đó thấy rõ đƣợc những lĩnh vực, ngành nghề, dự án, địa bàn cần và có thể liên doanh, cho phép nƣớc ngoài thực hiện.
- Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào những ngành cần tăng tỷ trọng đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp và nông thôn, điện, nƣớc, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng; các ngành sản xuất có yếu tố hàm lƣợng công nghệ, đào lạo lao động và chuyển giao công nghệ, kỹ năng, hoạt động R&D. Trong đó, lƣu ý đến những ngành Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh nhƣng chƣa đƣợc khai thác.
- Tăng cƣờng hƣớng dẫn các doanh nghiệp tìm đối tác đầu tƣ. Việc thu hút đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ phụ thuộc rất lớn vào khả năng của các doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả của từng dự án cụ thể. Sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam là nguyên nhân giảm hiệu quả đầu tƣ cũng nhƣ hạn chế vai trò của phía Việt Nam trong hoạt động thu hút đầu tƣ. Chính vì vậy, từng doanh nghiệp cần có những giải pháp riêng ở tầm vi mô. Đồng thời chính phủ cần có sự trợ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm các đối tác một cách an toàn và thuận lợi. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị sẵn cho mình một đội ngũ lao động am hiểu về các hoạt động của hợp tác kinh doanh quốc tế. Sẵn sàng và có đầy đủ tự tin cũng nhƣ năng lực trong hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài. Đồng thời, khi tiếp xúc và tìm đối tác, kêu gọi đầu tƣ thì các doanh nghiệp cần chuẩn bị và nghiên cứu sẵn các phƣơng án hợp tác cũng nhƣ xây dựng các dự án để kêu gọi đầu tƣ và tìm đối tác.
- Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ cập nhật, bổ sung nội dung thông tin mới về môi trƣờng, chính sách đầu tƣ, danh mục dự án gọi vốn FDI trên các trang thông tin điện tử hay tổ chức các cuộc xúc tiến tại các nƣớc đang và có triển vọng trở thành nhà đầu tƣ lớn vào Việt Nam, thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hỏi đáp và đối thoại với các nhà đầu tƣ. Qua đó, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp, nhất là về thủ tục thẩm định phê duyệt dự án, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Quy định rõ hơn những đặc thù về thủ tục và điều kiện đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tƣ thông qua việc minh bạch hóa thủ tục; đồng thời, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ. Sửa đổi chính sách ƣu đãi đầu tƣ bảo đảm tính hệ thống từ ƣu đãi thuế (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất nhập khẩu), ƣu đãi tài chính đến ƣu đãi phi tài chính; thống nhất giữa chính sách
nƣớc trong khu vực về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; điều chỉnh đối tƣợng hƣởng ƣu đãi về thuế theo hƣớng gắn ƣu đãi theo ngành, lĩnh vực ƣu tiên với theo vùng lãnh thổ để thúc đẩy sự phân công lao động giữa các địa phƣơng; thực hiện ƣu đãi đầu tƣ có chọn lọc phù hợp với định hƣớng mới đối với thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; nghiên cứu, bổ sung ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ trong Khu công nghiệp.
- Tập trung cao cho công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, đầu tƣ hạ tầng các Khu công nghiệp, chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tƣ; xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu nhƣ điện, nƣớc, thông tin liên lạc... phục vụ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài triển khai thuận lợi các dự án đầu tƣ. phát huy lợi thế vị trí địa lý trung tâm, đồng thời với việc nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông quan trọng nối thông với các nƣớc trong khu vực sẽ là một tiền đề tốt để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lựa chọn Việt Nam nhƣ một cứ điểm sản xuất và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
- Nghiên cứu bổ sung tiêu chí để xét ƣu đãi đầu tƣ nhƣ: dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dự án có giá trị gia tăng cao, dự án sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tƣ trong nƣớc và dự án cam kết chuyển giao công nghệ tiên tiến,...
- Thƣờng xuyên cập nhật, nghiên cứu xu hƣớng đồng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và các đối tác tiềm năng để chủ động tiếp cận và xúc tiến giới thiệu các dự án đầu tƣ. Nghiên cứu chính sách và phƣơng thức thích hợp để tiếp cận, vận động, thu hút đầu tƣ của các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tƣ vào những dự án quy mô lớn, có tính lan tỏa và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội.