Xu hướng vận động của FDI vào Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 39 - 57)

2.1. Chính sách của Nhà nƣớc đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam

2.2.1. Xu hướng vận động của FDI vào Việt Nam trong thời gian qua

2.2.1.1. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2013

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam đã trải qua gần 26 năm, kể từ khi ban hành luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987, đây là thời gian đủ để nhìn nhận và đánh giá thực tế xu hƣớng vận động của FDI vào Việt Nam. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trƣởng và phát triển của Việt Nam. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tƣ xã hội (chiếm khoảng 23,3% tổng vốn đầu tƣ xã hội năm 2012), góp phần tăng năng lực sản xuất của một số ngành, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012) và thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cải

thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách (khoảng 3,7 tỷ USD năm 2012), phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tạo việc làm (trên 2 triệu lao động trực tiếp, từ 3-4 triệu lao động gián tiếp)... Đồng thời, Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế; khơi dậy nguồn lực đầu tƣ trong nƣớc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài, Việt Nam đã tăng cƣờng mối quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển quan hệ hữu nghị với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thế giới. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 là thời kỳ phục hồi và tăng tốc rất nhanh của hoạt động thu hút FDI. Năm 2001 vốn đăng ký ở mức 3,264 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2000, vốn thực hiện là 2,394 tỷ USD tăng 3% so với năm 2000. Năm 2002 vốn đăng ký là 2,993 tỷ USD của 808 dự án, trung bình vốn đầu tƣ của mỗi dự án là 3,7 triệu USD. Thời kỳ 2006 – 2011, lƣợng vốn đăng ký tăng đột biến và đặc biệt là vào năm 2008 (trên 71 tỷ đô la) và vốn thực hiện trên 11 tỷ đô la [4].

Trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến trong thực hiện luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đã đƣợc thống nhất thành Luật đầu tƣ chung cho cả nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, cũng nhƣ các luật thuế giá trị gia tăng và luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực và phát huy tác dụng. Các chính sách ổn định vĩ mô, tận dụng lợi thế các nƣớc gặp khủng hoảng kinh tế đã thu hút lƣợng vốn lớn FDI vào nƣớc ta.

Bảng 2.1: Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000 – 9/2013 Năm Số dự án Vốn đăng ký (tr.USD) Vốn đăng ký/dự án (tr.USD) Vốn thực hiện (tr.USD) 2000 379 2018 5.32 2000 2001 555 3264 5.88 2394 2002 808 2993 3.70 2987 2003 791 3172 4.01 2791 2004 811 4534 5.59 2860 2005 970 684 0.71 3300 2006 987 12002 12.16 4100 2007 1544 21347 13.83 8034 2008 1171 71725 61.25 11500 2009 1208 23107 19.13 10000 2010 1237 19886 16.08 11000 2011 1091 14696 13.47 11000 2012 1287 8600 6.68 10460 2013 872 9294 10.66 8620

Hình 2.1: Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-9/2013

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tuy nhiên, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thời gian qua chƣa đạt đƣợc một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, đầu tƣ phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lƣợng của dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhìn chung chƣa cao, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, sự tham gia đầu tƣ theo chuỗi sản xuất của các tập đoàn xuyên quốc gia còn hạn chế; một số doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sử dụng công nghệ lạc hậu; gây ô nhiễm môi trƣờng; một số doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có biểu hiện sử dụng phƣơng thức chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu ngân sách; không đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động...

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế nêu trên là do hệ thống luật pháp chính sách còn nhiều quy định chƣa đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán; Việt Nam chƣa chủ động và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vận hành một cách có hiệu quả nhƣ kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống doanh nghiệp trong nƣớc, quy hoạch, rào cản kỹ thuật hợp lý...

Thực trạng trên có thể đƣợc lý giải bởi các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân khách quan: Đó là sự cạnh tranh quyết liệt trong thu hút FDI trên toàn cầu, đặc biệt là giữa các nƣớc đang phát triển trong khu vực và giữa các khu vực với nhau đã ảnh hƣởng mạnh đến thu hút FDI của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới và tham gia vào các tổ chức đa phƣơng quốc tế, môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đƣợc cải thiện và đƣợc đánh giá là thị trƣờng sơ khai có tiềm năng phát triển nhất trên thế giới.

- Nguyên nhân chủ quan: tình hình giảm sút và không tận dụng đƣợc cơ hội thu hút FDI trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan nhƣ: hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, chƣa nhất quán và liên tục thay đổi; việc thực thi pháp luật không nghiêm; thủ tục hành chính phiền hà, chi phí đầu tƣ và kinh doanh kém lợi thế cạnh tranh, các hiệp định về đầu tƣ và tránh đánh thuế chậm đƣợc ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là các chính sách giá, thuế làm giảm tỷ suất đầu tƣ sau thuế của nhà đầu tƣ. Những nguyên nhân này đã làm cho môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn mặc dù đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới.

2.2.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Theo luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đã đƣợc sửa đổi và bổ sung vào năm 2000, và Luật Đầu tƣ hiện nay, các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài; hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; đầu tƣ dƣới dạng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO) và Xây dựng – Chuyển giao (BT),....

Bảng 2.2: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam theo hình thức (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/9/2013)

TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (Triệu USD) Vốn điều lệ (Triệu USD) 1 100% vốn nƣớc ngoài 12173 149,967.75 49,107.50 2 Liên doanh 2704 57,266.14 20,662.03 3 HỢP ĐỒNG BOT,BT,BTO 10 5,891.12 1,392.88 4 Hợp đồng hợp tác KD 216 5,138.16 4,277.27 5 Công ty cổ phần 194 4,679.10 1,368.05 6 Công ty mẹ con 1 98.01 82.96 Tổng số 15,298 223,040.29 76,890.68

*Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013) và tác giả tự tính toán.

Hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Hình thức này đang có xu hƣớng ngày càng tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số dự án của các hình thức đầu tƣ (chiếm gần 80%). Có thể nói, đây cũng là xu hƣớng chung của các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài tại các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đủ am tƣờng các phong tục, tập quán và xã hội của Việt Nam cũng nhƣ các chính sách và phong cách quản lý.

Hình thức thành lập các doanh nghiệp liên doanh: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, năm 2002 hình thức này chỉ còn chiếm 51% số vốn

đầu tƣ đăng ký và gần 30% số dự án đƣợc cấp phép. Xét trên giác độ tiếp nhận công nghệ mới và kỹ năng quản lý, thì hình thức đầu tƣ này cho phép bên Việt Nam có thể kiểm soát cũng nhƣ tiếp cận dễ dàng hơn công nghệ và kỹ năng quản lý. Những tiếc thay hình thức này ngày càng không đƣợc ƣa chuộng đối với các đối tác đầu tƣ nƣớc ngoài và càng giảm dần.

Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Hình thức này cũng đang có xu hƣớng gia tăng theo thời gian và tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, toàn bộ các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đều áp dụng hình thức này.

Hình thức đầu tư BOT, BTO và BT: Đây là hình thức đầu tƣ chỉ phát triển mạnh sau này và tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lƣợng, cấp nƣớc,...

Hình thức đầu tƣ theo công ty cổ phần và công ty mẹ, con đã bắt đầu từ những năm gần đây và còn rất khiêm tốn.

Nhìn chung, các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam còn chƣa đa dạng, phong phú chƣa có hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ công ty quản lý vốn, đa mục tiêu, đa dự án nhƣ một số nƣớc trong khu vực. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây nên tính kém hấp dẫn của môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam.

2.2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các đối tác đầu tư

Trong năm 2012, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm 5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tƣ vào Việt Nam trong 12 tháng năm 2012; Singapore đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tƣ; Hàn Quốc

đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tƣ; Tiếp theo là Samoa đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 907,8 triệu USD, chiếm7% tổng vốn đầu tƣ vào Việt Nam. BritishVirginIslands đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 788 triệu USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tƣ vào Việt Nam.

Bảng 2.3: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tƣ, năm 2012 TT Đối tác Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lƣợt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 Nhật Bản 270 4,007.36 108 1,130.55 5,137.91 2 Singapore 89 488.41 49 1,239.09 1,727.51 3 Hàn Quốc 243 757.13 89 420.95 1,178.08 4 Samoa 6 37.50 2 870.30 907.80 5 BritishVirginIsland 19 95.91 23 692.42 788.33 6 Hồng Kông 43 549.46 16 108.17 657.63 7 Đài Loan 52 192.36 52 260.69 453.05 8 Síp 2 375.60 1 2.50 378.10 9 Trung Quốc 69 302.24 16 42.61 344.86 10 Malaysia 37 115.70 7 108.57 224.27 11 CHLB Đức 20 186.25 1 1.20 187.45 12 Thái Lan 23 73.00 13 104.29 177.29 13 Hoa Kỳ 35 67.80 13 57.44 125.24 14 Pháp 33 82.76 8 12.74 95.50 15 Slovakia 1 87.60 87.60 16 Hà Lan 17 82.92 4 9.81 92.72 17 Italia 8 84.23 84.23 18 Panama 1 32.00 32.00 19 Bỉ 4 11.63 1 18.00 29.63 20 Vƣơng quốc Anh 11 9.59 1 20.00 29.59 ... ... ... ... ... ... ...

Tổng số 1,100.00 7,854.10 435 5,159.24 13,013.34

Trong 9 tháng đầu năm 2013 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,682 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tƣ đăng ký tại Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,278 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tƣ; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,129 tỷ USD, chiếm 19,8% tổng vốn đầu tƣ đăng ký [1].

Bảng 2.4: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tƣ (từ 01/01/2013 - 20/9/2013)

TT Đối tác đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (Triệu USD) Vốn điều lệ (Triệu USD) 1 Nhật Bản 2047 33,425.92 10,827.09 2 Singapore 1186 28,840.12 7,504.84 3 Đài Loan 2262 27,492.52 11,204.20 4 Hàn Quốc 3431 27,382.15 8,922.42 5 BritishVirginIslands 512 15,303.14 5,228.96 6 Hồng Kông 743 12,525.36 3,987.94 7 Hoa Kỳ 665 10,592.49 2,536.37 8 Malaysia 444 10,220.79 3,600.24 9 Thái Lan 317 6,396.13 2,775.24 10 Hà Lan 190 5,979.55 2,544.27 11 Cayman Islands 54 5,769.68 1,415.36 12 Trung Quốc 939 4,860.08 2,479.17 13 Brunei 136 4,834.43 1,006.59 14 Canada 130 4,690.17 1,022.01 15 Samoa 100 3,901.05 1,326.72 16 Pháp 392 3,235.40 1,637.43 17 Vƣơng quốc Anh 167 2,745.98 1,597.87 18 Thụy Sỹ 93 2,046.78 1,368.88 19 Liên bang Nga 92 1,931.97 1,716.30 20 Luxembourg 26 1,516.04 785.98

... ... ... ... ...

Tổng số 15,298 223,040.29 76,890.68

Tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2013, cả nƣớc có 872 dự án mới đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đăng ký là 9,294 tỷ USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2012 và 340 lƣợt dự án đăng ký tăng vốn đầu tƣ với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,71 tỷ USD, tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tƣ cấp mới và tăng thêm là 15,005 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2012 [1].

Bảng 2.5: Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 9 tháng đầu năm 2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 9 tháng năm 2012 9 tháng năm 2013 So cùng kỳ

1 Vốn thực hiện triệu USD 8,100 8,620 106.4% 2 Vốn đăng ký triệu USD 11,028.49 15,005.28 136.1% 2.1

. Đăng ký cấp mới triệu USD 6,888.34 9,294.06 134.9% 2.2

. Đăng ký tăng thêm triệu USD 4,140.15 5,711.22 137.9%

3 Số dự án

3.1 Cấp mới dự án 941 872 92.7% 3.2 Tăng vốn lƣợt dự án 444 340 76.6%

4 Xuất khẩu

4.1 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) triệu USD 52,242 63,949 122.4% 4.2 Xuất khẩu (không kể dầu thô) triệu USD 46,008 58,449 127.0% 5 Nhập khẩu triệu USD 43,660 54,499 124.8%

* Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & đầu tư. số liệu cập nhật đến 20/9/2013

Sở dĩ trong những năm qua Nhật Bản liên tục dẫn đầu trong số các nƣớc đầu tƣ FDI vào nƣớc ta vì các nhà đầu tƣ Nhật Bản đã đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam là nƣớc có những bƣớc tiến vững chắc trong quá trình công nghiệp hoá, đã có chính sách cụ thể yểm trợ doanh nghiệp ngành phụ trợ. Ngoài ra, nƣớc ta còn có nhiều thuận lợi khác về công nghiệp

trung, cũng nhƣ mạng lƣới giao thông rộng khắp kết nối các quốc gia khác nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, các nƣớc trong khu vực ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuỗi cung ứng hàng hóa.

Nhìn chung Việt Nam vẫn chƣa thu hút nhiều đƣợc nguồn FDI từ các nƣớc có nguồn FDI chảy ra lớn nhƣ Mỹ và EU, mà chủ yếu là thu hút từ các nƣớc đang phát triển ở châu Á. Nhƣ vậy trong hoạch định chính sách thu hút và sử dụng FDI, cần phải có chính sách phù hợp để thu hút đƣợc nguồn FDI theo chiến lƣợc phát triển kinh tế đến năm 2020.

2.2.1.4. Thực trạng FDI phân theo địa phương nhận đầu tư

Trong năm 2012, Bình Dƣơng là địa phƣơng thu hút nhiều vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhất với 2,53 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 19,5% tổng vốn đầu tƣ. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,16 tỷ USD, chiếm 9%. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 1,116 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Đồng Nai,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 39 - 57)