2.1. Khái quát về NHTMCP Hàng Hải
2.1.3. Mô hình tổ chức
Cơ cấu bộ máy quản trị:
- Đại Hội đồng Cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của MSB, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật và Điều lệ MSB quy định.
- Hội đồng Quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động, chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua ban điều hành và các Hội đồng.
- Ban Kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ; thẩm định báo cáo tài
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng Quản trị
Các Hội đồng và Ủy viên Ban thư ký HĐQT
Tổng Giám đốc Khối chi nhánh và dịch vụ Khối KH Cá nhân Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ Khối Tài chính Kế toán Khối Quản lý rủi ro Các Phòng, Ban hỗ trợ Khối KH Doanh nghiệp
Sở Giao dịch, các chi nhánh và Phòng Giao dịch
chính hàng năm nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực và hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.
- Các Hội đồng Ủy ban: do HĐQT thành lập, làm nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu của ngân hàng, bao gồm:
+ Hội đồng tín dụng: có nhiệm vụ quyết định các chính sách về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống, xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tín dụng của ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.
+ Ủy ban ALCO: có nhiệm vụ quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
+ Hội đồng xử lý rủi ro: phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử lý rủi ro và miễn giảm lãi theo quy định.
- Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng.