Tình hình tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 67 - 72)

2. 1 Dấu hiệu nhận biết

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại MSB

2.3.1.2 Tình hình tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất

- Tài sản nhạy cảm lãi suất là loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng….Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất. Trong bảng số liệu kế toán dưới

đây của MSB thì khoản mục đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn và cho vay ngắn hạn là hai khoản mục nhạy cảm với lãi suất cao.

Bảng 2.18: Tài sản nhạy cảm lãi suất

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Số tiền % Số tiền %

Chứng khoán đầu tư 2.169 3.921 11.092 1.752 80,77 7.171 182,89 Cho vay ngắn hạn 4.183 7.768 16.108 3.585 85,70 8.340 107,36 -Tổ chức kinh tế 2.970 5.982 13.048 3.012 101,07 7.066 118,12 -Cá nhân 1.213 1.786 3.060 573 47,24 1.274 71,33 Tổng tài sản nhạy cảm lãi suất 6.352 11.689 27.200 5.337 84,02 15.511 132,69

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

+ Cho vay ngắn hạn là loại tài sản nhạy cảm với lãi suất có thời hạn dưới 12 tháng và thường các khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo do đó chúng thuộc nhóm tài sản nhạy cảm với lãi suất. Trong bảng trên, tình hình cho vay ngắn hạn có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2009, cụ thể năm 2009 tăng 8.340 tỷ đồng tương đương 107, 36% trong đó, cho vay khách hàng tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân giảm dần trong các năm. Trong khi đó, việc đầu tư vào chứng khoản nhằm đáp ứng khả năng thanh khoản cho ngân hàng cũng đã đạt được hiệu quả, cụ thể năm 2008 là 3.921 tỷ đồng, tăng 1.752 tỷ đồng so với năm 2007 và sang năm 2009, con số này tăng 7.171 tỷ đồng so với năm 2008 tương đương tăng 182,89%. Xét trong tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất, có thể nhận thấy cũng có sự tăng vọt. Năm 2008 tăng 5.337 tỷ đồng tương đương tăng 84,02% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 15.511 tỷ đồng tương đương tăng 132,69%.

ngân hàng nhà nước đã làm cho lãi suất huy động tiền đồng tăng cao, do đó các đơn vị vay vốn phải chịu lãi suất cao hơn. Lãi vay tăng khiến cho các đơn vị cần vốn hoạt động buộc phải chấp nhận vay vốn thêm của ngân hàng dẫn tới việc huy động vốn đầu vào tăng thì đầu ra cũng tăng theo. Giai đoạn này các đơn vị vay vốn đã phải lựa chọn giải pháp vay ngắn hạn như một biện pháp cầm chừng nhằm đáp ứng tạm thời và duy trì nguồn vốn hoạt động. Đây là giai đoạn cả ngân hàng và các tổ chức cá nhân đều bị cuốn vào vòng quay của lãi suất và dấu hiệu giảm nhiệt chưa thấy xuất hiện mặc dù vào thời điểm cuối năm 2008 ngân hàng nhà nước đã có những điều chỉnh lãi suất nhất định nhằm kiềm chế lạm phát.

+ Chứng khoán đầu tư ngắn hạn là một tài sản mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Các chứng khoán của chính phủ là loại tài sản có tính thanh khoản cao vì chúng có thể đem bán hoạc chuyển đổi sang tiền mặt một cách dễ dàng với chi phí giao dịch thấp. Qua bảng số liệu trên, nhận thấy khoản đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất. Khoản đầu tư này nhằm mục đích đáp ứng tính thanh khoản cao cho MSB, đây là một chiến lược đầu tư của MSB nhằm phòng tránh rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, MSB luôn chú ý quản lý tài sản theo trạng thái thanh khoản nghĩa là vừa đảm bảo được nhu cầu dự trữ vừa không chịu phí tổn dự trữ.

-Nợ nhạy cảm lãi suất: Việc quản lý nguồn vốn nhạy cảm lãi suất đòi hỏi cân nhắc các rủi ro cũng như khoản chênh lệch giữa chi phí vốn vay và lợi nhuận khi đầu tư vào tín dụng và chứng khoán. Việc quản lý nguồn vốn nhạy cảm lãi suất nhằm đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng, đảm bảo nhu cầu tín dụng, do đó ngân hàng luôn tìm cách thu hút các nguồn vốn đi vay mới.

Bảng 2.19 Nợ nhạy cảm lãi suất Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động nhạy cảm lãi suất 13.930 24.797 28.451 10.867 78,01 3.654 14,74

-Tiền gửi tiết kiệm 2.809 11.158 8.250 8.349 297,23 (2.908) (26,06) -Tiền gửi các tổ chức kinh tế và tín dụng 10.914 13.186 18.521 2.272 20,83 5.335 40,46 -Giấy tờ có giá 207 453 1.680 246 118,84 1.227 270,86

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

Khoản tiền gửi tiết kiệm nhạy cảm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư nhạy cảm với lãi suất không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng, ngân hàng huy động được khoản tiền này lớn vào năm 2008, cụ thể tăng 8.349 tỷ đồng tương đương tăng 297,23% so với năm 2007. Nguyên nhân của việc tăng này một phần là do lãi suất huy động liên tục tăng cao. Sang năm 2009, mặc dù lãi suất có sự điều chỉnh giảm song nguồn vốn nhạy cảm lãi suất huy động từ tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng, chỉ giảm 26,06% so với năm 2008, tương đương giảm 2.908 tỷ đồng. Kết quả này là do chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước đã đẩy lãi suất huy động lên cao, để đáp ứng tính thanh khoản ngân hàng đã huy động mức lãi suất cao với các kỳ hạn ngắn do đó đã thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm trong dân chúng. Mặc dù khối lượng tiền gửi tiết kiệm có giảm trong năm 2009, song đây vẫn được coi là nguồn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng.

+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế và tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Trong năm 2007, khoản tiền gửi này chiếm 78% tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, sang năm 2008 là 53% và năm 2009 là 65%. Nguyên nhân sự giảm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động nhạy cảm với lãi suất là do lãi suất cho vay giảm, kèm theo sự hỗ trợ lãi suất của chính phủ đã khiến cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế dần có sự ổn định trở lại đồng thời các doanh nghiệp cũng muốn có sự linh hoạt trong việc bổ sung vốn lưu động của mình.

+ Giấy tờ có giá nhạy cảm với lãi suất là một trong những công cụ huy động vốn bước đầu có hiệu quả của ngân hàng, có thể nhận thấy trong năm 2009, lượng phát hành các giấy tờ có giá đạt 1.680 tỷ đồng, tăng cao so với hai năm 2008 và 2007. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay bắt đầu hạ, các tổ chức kinh tế và cá nhân vay vốn trở lại để phát triển hoạt động kinh doanh nên MSB đã tăng tiền huy động thông qua giấy tờ có giá để đáp ứng nhu cầu cho vay.

Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy công tác huy động vốn của MSB là khá tốt, có thể đạt được kết quả như vậy là do MSB đã xây dựng và áp dụng được chính sách lãi suất phù hợp, công tác tiếp thị và giới thiệu các sản phẩm đến được với công chúng. Tuy nhiên, với sự ra đời và phát triển của rất nhiều các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và tổ chức tài chính quốc tế, việc tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình cũng đặt ra cho các nhà quản trị MSB nhiều thách thức. Do đó, MSB cần tiếp tục phát huy sức mạnh của đội ngũ cán bộ nhân viên, khai thác tối đa hiệu quả trong việc định hướng khách hàng và địa bàn trọng điểm song song với việc phát triển các sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)