2. 1 Dấu hiệu nhận biết
2.4 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại MSB
2.4.2 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
Có thể nhận thấy, so với mặt bằng chung trong hệ thống các NHTMCP tại Việt Nam thì MSB luôn đảm bảo tính thanh khoản của mình ở mức độ có thể hạn chế và kiểm soát được rủi ro thanh khoản. Điều này có được là do, việc tăng vốn điều lệ vào cuối năm 2008 là một điểm nhấn quan trọng, góp phần bảo đảm tính ổn định trong hoạt động.
Đồng thời với hệ thống mạng lưới hoạt động được phủ song ngày một lớn, MSB đã đáp ứng được nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp trong dân cư ở mọi thời điểm, mọi nơi, tạo được niềm tin trong dân chúng. Mặc dù cũng có những khó khăn nhất định từ môi trường hoạt động chung song với những kết quả như trên MSB đã chứng tỏ được vị thế của mình là một trong những ngân hàng có thế mạnh về tài chính. Các kết quả trong quản trị rủi ro thanh khoản như trên là do MSB đã bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc:
- Tuân thủ các quy định của ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
- Duy trì tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có thể thanh toán ngay và các nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng nợ phải thanh toán trong 7 ngày làm việc tiếp theo.
- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản theo quy định của ngân hàng nhà nước.
- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro về vốn.
Bên cạnh đó, MSB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các biến đổi nhanh về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay, định mức thanh khoản được chia
làm 4 cấp độ từ thấp đến cao, kế hoạch dự phòng thanh khoản được thể hiện bằng văn bản và được ALCO xem xét, cập nhật hàng tháng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp thanh khoản, các phương thức quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch: Định nghĩa, phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Các kế hoạch đều được thực hiện bằng văn bản, được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét, cập nhật ít nhất 6 tháng một lần.
+ Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
+ Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng thanh khoản khẩn cấp: quản lý mọi hoạt động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
+ Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực bên trong và bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên tới lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc.
MSB cũng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông và các đối tác nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả việc nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản.
Ngoài ra, bằng việc phân tích các chỉ số thanh khoản được rút ra từ số liệu tổng kết tài sản và các dữ liệu hiện tại để từ đó đưa ra các ấn định về chỉ tiêu đảm bảo thanh khoản như:
Trong đó: dự trữ sơ cấp bao gồm dự trữ tiền mặt tại quỹ, vàng, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng khác.
Nguồn vốn huy động = tổng nợ- vốn chủ sở hữu
+ Chỉ số dự trữ thanh toán= (dự trữ thanh toán/ nguồn vốn huy động)*100%
Trong đó dự trữ thanh toán bao gồm dự trữ sơ cấp+ giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao*tỷ lệ điều chỉnh+ khoản tiền gửi liên ngân hàng đến hạn trong 1 tháng tới.
+ Chỉ số cho vay/ tiền gửi= (cho vay/ tiền gửi)*100%
Trong đó cho vay bao gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác và cá nhân trước dự phòng rủi ro, cho vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi liên ngân hàng.
+ Chỉ số khả năng thanh khoản:
Chỉ số thanh toán 7 ngày= (Tổng tài sản có thể thanh toán trong 7 ngày làm việc tiếp theo/ Tổng nợ phải thanh toán trong 7 ngày làm việc tiếp theo)
Như vậy, sau các tính toán một số chỉ số thanh khoản, nhận thấy hầu hết các chỉ số này đều nằm trong phạm vi an toàn về hoạt động, mặc dù qua các năm đều có sự biến đổi song vẫn nằm trong tầm kiểm soát của công tác quản trị rủi ro về thanh khoản. Ngay cả khi, ngân hàng nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt tín dụng mà thực tế đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng thì MSB vẫn tìm được phương hướng trong hoạt động, trong đó phải kể đến đóng góp của các cổ đông là các tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín trên thương trường nên đã nhanh chóng thu hút được nguồn vốn lớn, giải quyết được những khó khăn về thanh khoản kịp thời.
Những nỗ lực trong việc nghiên cứu tính chất nguy hiểm của các loại rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro đã giúp MSB tránh được những tổn thất trong thời gian qua. Song tại mỗi thời điểm tính chất và mức độ của mỗi loại rủi ro là khác nhau, để đảm bảo cho ngân hàng luôn hoạt động trong
trạng thái an toàn và trở thành một tổ chức tài chính uy tín hơn nữa, MSB cần nghiên cứu mở rộng quy mô hoạt động của mình cũng như không ngừng áp dụng những tiến bộ của khoa học vào công tác quản trị rủi ro để đạt được những mục tiêu quan trọng, lâu dài.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN HÀNG HẢI