Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng MSB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 63 - 65)

2. 1 Dấu hiệu nhận biết

2.2.2.3 Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng MSB

Trong hoạt động tín dụng, MSB đã đạt được những thành tựu đáng kể, tổng dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước do nhu cầu sử dụng vốn để phát triển kinh doanh của các cá nhân và đơn vị ngày càng lớn. Để có được kết quả như trên là do MSB đã áp dụng có hiệu quả một số biện pháp:

- Mở rộng kinh doanh nhưng đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh mới nợ quá hạn, nợ khó đòi.

- Đối với các trường hợp có phát sinh nợ khó đòi do các nguyên nhân khách quan, MSB đưa ra các phương pháp giãn nợ, giảm lãi suất quá hạn nhằm giảm bớt khó khăn để các cá nhân và đơn vị vay vốn có thể tiếp tục được sử dụng vốn và duy trì sản xuất kinh doanh để trả nợ.

- Đối với trường hợp thế chấp bằng tài sản mà khách hàng vay cố tình không trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi kiện trước pháp luật.

- Ngoài ra, ngân hàng không chỉ xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách cẩn thận mà còn tư vấn khách hàng những phương án kinh doanh có hiệu quả, đây cũng là một phương án hiệu quả nhằm thu hút khách hàng và giảm thiểu rủi ro do hoạt động này gây ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà ngân hàng đã làm được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tại MSB

- Về phía khách hàng: Khách hàng vay vốn còn thiếu kiến thức kinh doanh, đặc biệt là khách hàng cá nhân, do đó khả năng chống đỡ trước các rủi ro thị trường là rất nhỏ. Bên cạnh đó, một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay của ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Một số khách hàng đã lợi dụng sơ hở của ngân hàng trong quy trình thẩm định vốn vay để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

- Về phía ngân hàng: Thứ nhất các chính sách tín dụng không còn phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại, thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra, kiểm soát việc cho vay của khách hàng không chặt chẽ, hỗ trợ lãi suất không đúng đối tượng; hỗ trợ lãi suất vượt thời gian sử dụng vốn vay thực tế; hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay để thanh toán mua hàng hóa nhưng thực tế không có hàng hóa mua bán; cho vay hỗ trợ lãi suất không đúng mục đích…là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới rủi ro tín dụng. Thứ hai phải kể đến trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn yếu nên khả năng xem xét đánh giá các dự án, hồ sơ vay vốn lớn còn chưa tốt nên cũng dẫn đến các trường hợp khách hàng lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

- Áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tài chính khác trên thị trường là rất lớn nên dẫn đến hiệu ứng “tín dụng nóng”, cả phía khách hàng và ngân hàng đều tìm cách đạt được mục đích của mình bằng mọi giá nên cũng dẫn đến khả năng rủi ro cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)