2. 1 Dấu hiệu nhận biết
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng công tác quản trị rủi ro
3.1.1 Môi trƣờng và áp lực cạnh tranh
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam chịu nhiều áp lực cạnh tranh trong việc duy trì và mở rộng thị phần. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức ngân hàng thương mại trong nước, các định chế tài chính khác…Mặc dù thị phần của các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn này còn thấp song với rất nhiều ưu thế như nguồn vốn lớn, kinh nghiệm kinh doanh, công nghệ, nhân sự chất lượng cao thì đây có thể được coi là những đối thủ cạnh tranh mạnh đối với các ngân hàng thương mại trong nước.
Sự ra đời và phát triển của các ngân hàng thương mại trong nước trong thời gian qua khiên cho chính các tổ chức này phải cạnh tranh để chia nhau thị phần. Sự tăng trưởng của ngành ngân hàng luôn gắn liền với diễn biến của nền kinh tế. Khi nền kinh tế gặp nhiều biến động thì hoạt động của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phải đối mặt với các loại rủi ro.
Chính những áp lực này mà buộc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải tìm phương hướng đổi mới, bắt kịp với xu hướng, diễn biến của thời đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó phải kể đến các yếu tố quan trọng như:
+ Con người: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại ở nước ta, vì nguồn nhân sự chất lượng cao còn thực sự khan hiếm, biểu hiện ở hiện tượng thay đổi nhân sự cấp cao giữa các ngân hàng. Nhân viên ngân hàng còn thiếu năng lực, kinh nghiệm, chưa được đào
tạo nghiệp vụ chuyên sâu cũng khiến cho chất lượng phục vụ của các ngân hàng không cao, ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng.
+ Chiến lược kinh doanh còn chưa thiếu sự khác biệt, chạy theo xu hướng của các ngân hàng lớn trong khi năng lực kinh doanh còn hạn chế, do đó khi có rủi ro xảy ra, các ngân hàng thương mại nhỏ rất khó chống đỡ. Định hướng phát triển còn mang tính chung chung và trong một thời gian ngắn, do đó khiến cho các ngân hàng thương mại này luôn phải tìm các xoay sở trước những biến động bất lợi của thị trường.
+ Hệ thống quản trị: đây là yếu tố liên quan đến yếu tố con người. Do lao động chất lượng cao còn thấp nên việc nhân sự chất lượng cao phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ là phổ biến ở các ngân hàng thương mại, do đó khả năng tập trung vào một chuyên môn bị giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của hệ thống.
+ Năng lực tài chính: So với các ngân hàng thương mại trong khu vực, quy mô nguồn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Việc thu hút tiền gửi của khách hàng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã khiến cho các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng chạy đua lãi suất, làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chung của nền kinh tế, còn về phía khách hàng thì chủ yếu lựa chọn phương án gửi tiền ngắn hạn, do đó khiến cho các ngân hàng thương mại khó có thể xây dựng được các chiến lược đầu tư và cho vay vào các dự án trung và dài hạn cũng là một việc dễ hiểu.
+ Ngoài một số các ngân hàng thương mại đã đầu tư cơ bản được hệ thống công nghệ hiện đại để phát triển các phần mềm quản lý thì hầu hết các ngân hàng thương mại còn lại gặp khó khăn trong vấn đề này vì trên thực tế việc đầu tư công nghệ đồng nghĩa với việc đầu tư cho cả nguồn nhân lực để sử dụng được công nghệ. Do đó, đây có thể coi là bài toán khó đối với các
ngân hàng thương mại có nguồn vốn nhỏ có mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ trong ngành.
3.1.2 Mục tiêu và định hƣớng
Với các khó khăn kể trên thì việc xây dựng riêng cho tổ chức mình một định hướng và mục tiêu kinh doanh là rất cần thiết, trước hết nó sẽ giúp các ngân hàng thương mại xây dựng cho mình một phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả, tránh được các rủi ro do tăng trưởng nóng và xu hướng chạy đua sai lầm nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng dẫn đến các rủi ro nguy hiểm trong hoạt động kinh doanh loại hình này. Ngân hàng MSB cũng không nằm ngoài quy luật đó, họ đã hiểu rất rõ sự phát triển của ngân hàng mình gắn liền với hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, do đó việc nâng cao chất lượng của công tác quản trị rủi ro là một phần quan trọng trong hoạt động. Các định hướng và mục tiêu kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho MSB không chỉ đứng vững trên thị trường mà còn giúp MSB phát triển hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Các nhà quản trị MSB hiểu rất rõ điều này và căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển của ngành, họ cũng đã xây dựng cho mình những bước đi riêng nhằm phát triển hoạt động của mình đồng thời xây dựng khối quản trị rủi ro chuyên biệt để hạn chế và xử lý rủi ro một cách hiệu quả nhất, hạn chế tốt nhất rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể, trong giai đoạn luận văn nghiên cứu này:
+ Về mục tiêu
Căn cứ vào thực lực, các kết quả kinh doanh trong các năm qua và cùng các đánh giá trên thị trường tài chính, MSB đã đặt ra mục tiêu cơ bản là đến năm 2012 sẽ trở thành một trong mười NHTMCP lớn nhất Việt Nam với quy mô về vốn, tài sản và lợi nhuận.
Để thực hiện các mục tiêu trên, các nhà quản trị MSB đã xây dựng các chương trình chính sách cụ thể, trong đó có việc xây dựng các định hướng mang tính chiến lược, từ đó làm kim chỉ nam cho việc thực hiện các mục tiêu.
+ Về định hướng chiến lược:
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng MSB trở thành 1 định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn thiện của ngân hàng Việt Nam.
- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Xây dựng “Văn hóa MSB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
Đây hoàn toàn là những định hướng và mục tiêu mà MSB có thể làm được vì sự ổn định và thịnh vượng của mỗi ngân hàng sẽ đóng góp vào sự ổn định chung của nền kinh tế đất nước.
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro3.2.1 Đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng