Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của MSB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 52 - 63)

2. 1 Dấu hiệu nhận biết

2.2.2.2 Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của MSB

- Tình hình cho vay:

Bảng 2.5: Cho vay theo ngành nghề

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Nông lâm ngư nghiệp 385.577 444.965 710.684 59.388 15,4 265.719 59,71 Công nghiệp và xây dựng 2.266.702 4.672.141 8.528.219 2.405.436 106,120 3.856.078 82,53 Thương mại dịch vụ 2.649.266 5.228.348 11.844.749 2.579.082 97,35 6.616.401 126,55 Y tế, giáo dục 129.407 166.862 521.168 37.455 28,94 354.306 212,34 Khác 1.096.916 611.830 2.084.678 (485.086) (44,22) 1.472.848 240,72 Tổng 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

Qua bảng 2.5 có thể nhận thấy, đối tượng vay theo ngành nghề của MSB là tương đối rộng, không hạn chế, trong đó khách hàng thuộc ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn, tăng trưởng ổn định trong các năm, đây cũng là đối tượng khách hàng tiềm năng, do đó cần phải có các biện pháp duy trì và phát triển hơn nữa để thu hút các đối tượng này trong việc sử dụng

Bảng 2.6: Cho vay theo đối tượng khách hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Tổ chức kinh tế 5.760.329 10.122.972 22.268.128 4.362.643 75,74 12.145.156 119,98 Cá nhân 767.539 1.001.174 1.421.370 233.635 30,43 420.196 41,97 Tổng 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

Các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn cho vay của MSB, cụ thể mức tăng trong năm 2008 so với năm 2007 là 75.74 % và sang năm 2009 mức tăng lên đến 119.98%.

Các cá nhân cũng là nhân tố không kém phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn huy động, mặc dù tỷ lệ thu hút vốn từ thành phần này còn thấp và có mức tăng trưởng chậm giữa các năm.

Bảng 2.7: Cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 4.183.867 7.786.902 16.108.858 3.603.035 86,17 8.321.956 106,87 Trung và dài hạn 2.344.001 3.337.244 7.580.640 993.243 42,38 4.243.396 127,15 Tổng 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95 (Nguồn: BCTC của MSB)

Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao giữa các năm và so với tín dụng trung và dài hạn. Đây cũng là chính sách của MSB nhằm xoay vòng nguồn vốn có hiệu quả. Qua bảng 2.7 cho thấy MSB đã giải quyết và tăng trưởng tốt tín dụng ngắn hạn. Cụ thể, năm 2008 tăng 86.17% so với năm 2007 và đến

năm 2009 mức tăng đạt 106.87%. Tín dụng trung và dài hạn cũng có mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2009, đạt 127.15% so với năm 2008.

Bảng 2.8: Cho vay theo vùng miền

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Miền Bắc 3.236.855 5.450.833 11.370.960 2.213.978 68,39 5.920.127 108,6 Miền Trung 756.697 889.931 1.658.264 133.234 17,61 768.333 86,11 Miền Nam 2.534.316 4.783.382 10.660.274 2.249.066 88,74 5.876.892 122,86 Tổng 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

Tình hình cho vay đạt mức tăng trưởng cao tại hai miền Bắc và Nam, đây cũng là khu vực có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ cho vay ổn định. Riêng khu vực miền Trung, mặc dù MSB đã có những kế hoạch triển khai phát triển kinh doanh tại khu vực này, song do nhu cầu tiếp cận vốn vay của ngân hàng của người dân còn chưa cao, đối tượng vay chủ yếu tập trung vào người dân biển nên khả năng rủi ro là rất cao, do đó MSB vẫn áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại khu vực này.

-Tình hình thu nợ:

Bảng 2.9: Doanh số thu nợ theo ngành nghề

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Nông lâm ngư

nghiệp 334.989 539.735 1.218.769 204.746 61,12 679.034 125,81 Công nghiệp 3.266.148 4.857.623 9.262.644 1.591.475 48,72 4.405.021 90,68 Thương mại dịch vụ 3.433.642 7.016.566 12.431.444 3.582.924 104,35 5.414.878 77,17 Y tế, giáo dục 125.621 215.894 487.507 90.273 71,86 217.613 125,81 Khác 1.214.339 863.580 975.017 (350.759) (28,88) 111.437 12,90 Tổng 8.374.739 13.493.398 24.375.381 4.596.278 70,41 12.565.32 112,95

Doanh số thu nợ cao chủ yếu vẫn thuộc về hai đối tượng công nghiệp và thương mại dịch vụ, sở dĩ như vậy là vì đây cũng là hai ngành có mức tăng trưởng cao và có thu nhập ổn định, do đó việc cho vay và thu hồi nợ từ hai đối tượng này vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu. Riêng một số ngành nghề khác có mức thu hồi giảm (cá nhân, hộ gia đình,…) trong năm 2008, đây cũng là thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động, kết quả kinh doanh của các đối tượng này gặp nhiều khó khăn do đó khả năng hoàn trả nợ vay cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sang năm 2009, tỷ lệ này đã cao hơn, song kết quả này cũng đáng để các nhà quản trị rủi ro MSB cần xem xét lại quy trình cho vay cũng như giám sát các khoản vay để hạn chế tốt nhất những rủi ro.

Bảng 2.10: Doanh số thu nợ theo đối tượng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Tổ chức kinh tế 7.118.528 12.144.058 22.425.350 5.025.530 70,59 10.281.292 84,66 Cá nhân 1.256.211 1.349.340 1.950.031 93.129 7,41 600.691 44,51 Tổng 8.374.739 13.493.398 24.375.381 5.118.659 61,12 10.881.983 80,65 (Nguồn: BCTC của MSB)

Có thể nhận thấy, mức thu hồi nợ vay từ các tổ chức kinh tế có sự ổn định và tăng trưởng ổn định. Đây là dấu hiệu tốt trong việc định hướng khách hàng vay của MSB.

Mặc dù, trong năm 2008, khả năng thu hồi nợ từ các cá nhân chỉ đạt 7,41% so với năm trước song sang năm 2009, tỷ lệ này đã tăng lên 44,51% , con số này cho thấy công tác việc xử lý và thu hồi các khoản nợ vay đối với đối tượng khách hàng là cá nhân đã được chú trọng, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảng 2.11: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 5.276.086 9.175.511 17.306.521 3.899.425 73,91 8.131.010 88,62 Trung và dài hạn 3.098.653 4.317.887 7.068.860 1.219.234 39,35 2.750.973 63,71 Tổng 8.374.739 13.493.398 24.375.381 5.118.659 61,12 10.881.983 80,65 (Nguồn: BCTC của MSB)

Số liệu trong bản 2.11 cho thấy tỷ lệ thu nợ các khoản nợ ngắn hạn đạt tỷ lệ cao và ổn định trong các năm, đây cũng là dấu hiệu cho thấy các khoản nợ ngắn hạn có khả năng thu hồi nhanh hơn các khoản nợ trung và dài hạn, sở dĩ có được kết quả như vậy là vì các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả chịu ảnh hưởng của biến động thị trường ít hơn do đó khả năng trả nợ cao hơn. Tuy nhiên, doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng có dấu hiệu tích cực, cụ thể năm 2008 so với năm 2007 chỉ tăng 39,35% nhưng sang năm 2009 con số này đạt 63,71%. Điều này cũng chứng tỏ chất lượng quản lý các khoản vay của ngân hàng đạt hiệu quả.

Bảng 2.12: Doanh số thu nợ theo vùng miền

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Miền Bắc 4.271.116 7.286.434 13.406.459 3.015.318 70,59 6.120.025 83,99 Miền Trung 879.347 809.603 1.281.769 (69.744) (7,93) 472.166 58,32 Miền Nam 3.224.276 5.397.361 9.687.153 2.173.085 67,39 4.289.792 79,48 Tổng 8.374.739 13.493.398 24.375.381 5.118.659 61,12 10.881.983 80,65

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

Có thể nhận thấy doanh số thu nợ tại hai miền Bắc và Nam năm sau đều tăng hơn năm trước và tương đối ổn định. Riêng tại miền Trung, tỷ lệ thu

nợ trong năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 69.744 triệu đồng, tương đương giảm 7,93%. Đây là một con số không nhỏ và nó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh chung của MSB. Mặc dù, MSB cũng đánh giá khu vực miền Trung là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển và mở rộng hệ thống, tuy nhiên do đặc điểm khu vực này ngoài việc chịu ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế thì còn phải chịu nhiều của thiên tai nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Mặc dù có rất nhiều thách thức song MSB vẫn tiếp tục duy trì mạng lưới hoạt động tại khu vực này và đã có những điều chỉnh tích cực trong công tác tín dụng, kết quả là sang năm 2009, doanh số thu nợ đã tăng lên 58,32% so với năm trước. Điều này không những góp phần vào thu nhập của MSB mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực.

-Tình hình dƣ nợ tín dụng: Qua tổng kết của các năm gần đây cho thấy, dư nợ đều có chiều hướng tăng nhanh, ổn định cả về chất lượng và số lượng. 0 5000 10000 15000 20000 25000 2007 2008 2009 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng)

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng khách hàng qua các năm

Qua biểu đồ trên cho thấy, dư nợ tín dụng trong năm sau đều cao hơn năm trước, thậm chí trong năm 2009, dư nợ tín dụng đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với năm 2007, cho thấy sự hiệu quả trong công tác phát triển các sản

phẩm tín dụng, khách hàng đã quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các sản phẩm tín dụng của MSB.

Qua các kết quả tổng kết trên, có thể nhận thấy được vai trò của tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng, so với tổng vốn huy động, dư nợ tín dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn, điều này chứng tỏ công tác tín dụng của ngân hàng trong ba năm 2007, 2008, 2009 đều có bước phát triển tốt, ổn định. Hoạt động tín dụng là hoạt động nòng cốt đối với sự hoạt động của ngân hàng, do đó trên cơ sở uy tín mà MSB đã làm được, cần phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác này.

Bảng 2.13: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng

Đơn vị tính: triệu đồng Đối tượng 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009 Số tiền %/Tổng số Số tiền %/Tổng số Số tiền %/Tổng số Cá nhân 767.539 11,8 1.084.013 9,7 2.288.749 12,01 Tổ chức kinh tế 5.760.329 88,2 10.125.751 90,3 16.774.004 87,99 - Doanh nghiệp nhà nước 882.999 13,5 1.268.279 11,3 3.121.559 16,38 - Công ty TNHH tư nhân 2.081.044 31,9 2.996.262 26,7 5.013.468 26,3 - Công ty cổ phần khác 2.299.915 35,2 5.258.089 46,9 7.695.407 40,37 - Doanh nghiệp tư nhân 362.721 5,6 437.097 3,9 798.357 4,19 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 113.876 1,7 106.840 1,0 12.388 0,06 - Kinh tế tập thể 19.774 0,3 59.184 0,5 132.825 0,70 Tổng 6.527.868 100 11.209.764 100 19.062.753 100

Nếu như trước đây đối tượng phục vụ của các ngân hàng bị giới hạn bởi ngay chính tên gọi của mình thì trong những năm gần đây, bằng sự mở rộng và nghiên cứu thị trường, các ngân hàng đã không còn bó hẹp trong phạm vi hoạt động đó nữa mà hướng tới thị trường mở, phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng. Qua bảng 2.3 cho thấy, đối tượng tín dụng của MSB rất đa dạng và tương đối đồng đều, chứng tỏ sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm tín dụng của MSB và MSB có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của tất cả các tổ chức này. Đây cũng là điều đáng khích lệ đối với cán bộ MSB trong việc nghiên cứu và xây dựng các chính sách tín dụng.

Qua thống kê, dư nợ tín dụng tại khu vực miền bắc bao giờ cũng ở mức cao nhất, một phần là vì khu vực này là nơi đặt trụ sở chính của MSB và là khu vực phát triển mạng lưới kinh doanh đầu tiên. Trong các năm qua, MSB cũng đã xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh của mình đến các khu vực miền Trung và Nam và cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo số liệu trong bảng, có thể nhận thấy chỉ có khu vực miền trung tốc độ tăng trưởng còn chậm, song đây cũng là điều dễ hiểu vì khu vực này còn chưa phát triển đồng bộ về kinh tế, đời sống của nhân dân còn chưa cao, đồng thời là khu vực chịu nhiều tác động khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, không vì thế mà MSB không tiếp tục xây dựng các chính sách cho vay khách hàng phù hợp vì trên thực tế, khu vực này chứa đựng rất nhiều cơ hội kinh doanh. Trong khi thị trường ngân hàng ở nước ta đang có sự gia tăng cả về số và chất lượng thì việc nghiên cứu và triển khai đồng bộ các kế hoạch kinh doanh đối với những khu vực này cần được xem như là một môi trường kinh doanh triển vọng. Để làm được điều đó, MSB cần có một đội ngũ cán bộ tâm huyết, dám chấp nhận thử thách dựa trên những điều tra nghiên cứu thị trường đầy đủ để việc mở rộng phạm vi hoạt động vẫn đảm bảo được yêu cầu khắt khe của ngành kinh doanh này.

-Tình hình nợ quá hạn Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn Đvị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 30/9/2008 30/9/2009 Tổng dư nợ 6.527.868 8.923.139 19.062.753 Nợ quá hạn + Nợ khó đòi 136.028 209 223.925 209 294.741 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2,08% 1,49% 1,55% Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 2,08% 2,51% 1,55 DPRR cho vay Khách hàng/Tổng dư nợ 0,528% 0,764% 0,908% DPRR cho vay Khách hàng/Vốn chủ sở hữu 1,830% 4,57% 4,87%

(Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên- MSB)

Nhìn vào bảng 2.14, nhận thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có sự giảm mạnh từ năm từ 2,08% (năm 2007) xuống còn 1,49% (năm 2008), điều này chứng tỏ công tác tín dụng có sự đầu tư hơn, hạn chế được các khoản nợ xấu cho ngân hàng, mặc dù sang năm 2009, tỷ lệ này 1,55%, song so với mức tăng trưởng của tổng dư nợ thì tỷ lệ này vẫn đảm bảo về một chính sách tín dụng chặt chẽ, hạn chế được rủi ro. Nhìn vào 2 chỉ tiêu cuối cùng cũng cho thấy, MSB đẩy mạnh sự quan tâm tới công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng việc tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. Nhờ có những chính sách tín dụng đúng đắn nên trong những năm qua, MSB đã có được những thành công nhất định.

Hiện nay, hoạt động cho vay là hoạt động chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, chiếm bình quân hơn 50% tổng tài sản cho thấy mức độ phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Trong khi hoạt động tín dụng có nguy cơ rủi ro cao khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có sự sụt

giảm mạnh đã gây ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của ngân hàng, nhiều ngân hàng đã không đạt được kế hoạch lợi nhuận trong năm 2008 và cũng buộc phải điều chỉnh cả kế hoạch lợi nhuận của năm 2009. Mặc dù, các số liệu tài chính trên đã chứng minh được MSB hoạt động có hiệu quả song thực tế vẫn không nằm ngoài những khó khăn chung của ngành.

- Phân tích tình hình nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

Bảng 2.15: Phân loại nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009 Số tiền %/Tổng số Số tiền %/Tổng số Số tiền %/Tổng số Nợ đủ tiêu chuẩn 6.357.183 97,4 10.524.721 93,9 18.222.824 95,6 Nợ cần chú ý 34.657 0,5 517.925 4,6 545.188 2,9 Nợ dưới tiêu chuẩn 59.153 0,9 46.933 0,4 119.533 0,6 Nợ nghi ngờ 31.001 0,5 64.192 0,6 69.442 0,4 Nợ có khả năng mất vốn 45.874 0,7 55.993 0,5 105.766 0,6 Tổng 6.527.868 100 11.209.764 100 19.062.753 100 (Nguồn: BCTC của MSB)

Bảng 2.15 cho thấy, tình hình nợ quá hạn có nguy cơ dẫn tới rủi ro tín dụng trong các năm đều nằm trong mức cho phép của ngân hàng, điều này thể hiện rất rõ qua 3 nhóm (3-4-5), nếu xét theo số tương đối thì trong năm 2007, con số này là 2,1 %, sang năm 2008 là 1,5% và đến thời điểm 30/9/2009 là 1,6%. Mặc dù có sự tăng giảm trong các năm, song tỷ lệ này là rất nhỏ. Điều này cho thấy nỗ lực trong việc quy trình thẩm định hồ sơ vay và các quyết định cho vay của ngân hàng đang có hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)