Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Hàng Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 46 - 51)

2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng tại MSB

Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản, cụ thể khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã được MSB bảo lãnh,

hoặc khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng gốc và lãi các khoản vay được MSB cấp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, bao gồm các nguyên nhân từ phía khách hàng vay và từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này là không thể tránh khỏi những rủi ro đó. Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro lớn nhất của tất cả các ngân hàng thương mại. Do đó, công tác kiểm soát và hạn chế rủi ro có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó làm tiền đề để các hoạt động khác có thể phát triển. Còn khi rủi ro tín dụng xảy ra, nó sẽ kéo theo hàng loạt các rủi ro khác, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Các nhà quản trị MSB nhận thức rất rõ điều này nên đã thiết lập và thực hiện chính sách tín dụng với nhiều công cụ, đồng thời MSB luôn nghiêm túc thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng nhà nước và trích lập các khoản nợ quá hạn theo quyết định của hội đồng tín dụng. Việc thành lập hội đồng tín dụng và phòng giám sát tín dụng 2006 nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản trị chất lượng tín dụng.

2.1.1.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn 17.569.024 32.628.054 63.882.044 15.059.030 85.71 31.253.990 95.78 Vốn huy động 15.478.512 29.877.406 43.771.750 14.398.894 93.03 13.894.344 46.50 1.Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và cá nhân 15.221.750 29.743.229 41.671.676 14.521.479 95.39 11.928.447 40.1 2. Phát hành giấy tờ có giá 256.762 1.134.177 2.100.074 122.585 47.74 965.897 85.16

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2007 2008 2009 Vốn huy động (tỷ đồng)

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của MSB qua các năm

Từ bảng trên có thể nhận thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của MSB trong thời gian qua vẫn tập trung vào hai đối tượng chính là tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi của khách hàng và đã đạt được kết quả tăng trưởng cao.

Tỷ trọng tiền gửi từ tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn huy động. Cụ thể, trong năm 2007 là 15.478.512 triệu đồng, sang năm 2008 là 29.877.466 triệu đồng, tăng 14.521.479 triệu đồng, tương đương 95.39%. Sang năm 2009 tiếp tục có sự tăng trưởng là 43.771.750 triệu đồng, tăng 11.928.447, tương đương 40.1% so với năm 2008. Mặc dù năm 2009 có sự tăng trưởng song tỷ lệ tăng trưởng là không cao vì đây là giai đoạn có nhiều biến động trong nền kinh tế trong đó phải kể đến sự khủng hoảng trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

Việc phát hành các giấy tờ có giá cũng được ngân hàng bước đầu đưa vào sử dụng có hiệu quả và cũng đạt được mức độ tăng trưởng cao trong 3 năm. Cụ thể, năm 2007 ngân hàng phát hành và thu về số tiền là 256.762 triệu đồng, sang năm 2008 là 1.134.177 triệu đồng, tăng 122.585 triệu đồng, tương đương tăng 47.74 %. Sang năm 2009 tiếp tục tăng, số tiền thu được là 2.100.074 triệu đồng, tăng 965.897, tương đương 85.16 % so với năm 2008.

Mặc dù mức độ tăng của loại giấy tờ này là không lớn nhưng cũng chứng tỏ được sự quan tâm của khách hàng, bước đầu thay thế được sự quan tâm của khách hàng tới các loại tiết kiệm truyền thống như tích trữ vàng hay ngoại tệ mạnh.

Tỷ trọng của loại giấy tờ có giá này còn thấp trong tổng nguồn vốn huy động, song đây cũng được coi là một nguồn huy động không kém phần hiệu quả trong việc mở rộng cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.

Để có được kết quả như vậy, MSB đã xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và các tổ chức tín dụng cả bằng nội tệ và ngoại tệ, tập trung vào hai khu vực cụ thể:

Thị trường 1: Qua thống kê, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 này đạt mức tăng trưởng nhanh, tại thời điểm 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 15.245 tỷ đồng, tăng 6.720 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2007 và tại thời điểm 30/9/2009, nguồn vốn huy động đã đạt được từ thị trường này là 28.549 tỷ đồng. Thị trường 1 được coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh của MSB, với hệ thống mạng lưới chi nhánh được mở rộng qua các năm và sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, phù hợp với nhu cầu của dân cư và các tổ chức tín dụng, MSB luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng của mình, do đó đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi lớn trong dân cư.

Thị trường 2: là thị trường tiền gửi của các Tổ chức tín dụng và các Định chế tài chính

Thị trường này cũng được MSB đặc biệt chú ý quan tâm, chú trọng phát triển và cũng ngày càng có được đóng góp không nhỏ trong công tác huy động vốn của MSB. Cụ thể, ta có thể thấy, nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng cuối năm 2008 là 14.603 tỷ đồng, tăng 6.782 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2007 và tại thời điểm 30/9/2009, vốn huy động từ nguồn này đạt được 15.178 tỷ đồng.

Ngoài ra ta cũng có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động của MSB cũng rất đa dạng và sự đóng góp từ mỗi một loại đối tượng đều có ý nghĩa quan trọng giúp MSB củng cố để phát triển các kế hoạch tín dụng và kinh doanh của mình.

2.1.1.2 Tình hình cho vay và thu nợ

Vốn huy động được đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn và đây cũng được coi là lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó MSB cũng chú trọng đặc biệt trong việc phát triển và khai thác các sản phẩm dịch vụ này, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vốn của khách hàng và gia tăng giá trị lợi nhuận cho ngân hàng.

Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Vì bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay nên ngân hàng luôn tìm cách sử dụng nguồn vốn huy động của mình làm sao để đạt được lợi nhuận cao nhất nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Thống kê về doanh số cho vay trong ba năm 2007, 2008, 2009 của MSB như sau:

Bảng 2.3: Doanh số cho vay

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95 Doanh số thu nợ 8.374.739 13.493.398 24.375.381 5.118.659 61,12 10.881.983 80,64 (Nguồn: BCTC của MSB)

Qua bảng 2.3 nhận thấy doanh số cho vay các năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Cụ thể, trong năm 2007 là 6.493.124 triệu đồng, năm 2008 là 11.124.146 triệu đồng, tăng 4.596.278, tương đương 70.41%. Năm 2009 là

23.688.498 triệu đồng, tăng 12.565.352 triệu đồng, tăng 112.95% so với năm 2008. Trong đó, cơ cấu cho vay ngắn hạn không có nhiều biến động, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và ổn định qua các năm.

Sự chênh lệch cho vay giữa ngắn hạn với trung và dài hạn là do sự chỉ đạo của nhà quản trị ngân hàng nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh, hạn chế rủi ro do biến động của thị trường.

2.2.2 Tình hình hoạt động và rủi ro tín dụng tại MSB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)