Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 65 - 67)

2. 1 Dấu hiệu nhận biết

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại MSB

2.3.1.1 Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn

Bảng 2.17: Tình hình tài sản và nguồn vốn MSB trong ba năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng nguồn vốn 17.569 32.827 63.882 15.258 86,85 31.005 94,6 Vốn huy động 15.838 29.941 60.328 14.103 89,05 30.387 101,49 1.Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và cá nhân 15.221 29.743 41.671 14.522 95,41 11.928 40,10 2. Phát hành giấy tờ có giá 256 1.134 2.100 878 342,97 966 85,18 Vốn chủ sở hữu 1.731 2.886 3.554 1155 66,72 668 23,14 2.Tổng tài sản 17.569 32.827 63.882 15.258 86,85 31.055 94,6 Tài sản sinh lời 15.109 22.982 46.953 7.873 52,1 23.971 104,3 Cho vay 6.527 11.124 23.689 4.597 70,43 12.565 112,95 Tài sản không sinh

lời

2.460 9.845 16.929 7385 300,2 7.084 71,95

(Nguồn: BCTC của MSB)

Như đã trình bày ở phần trên, vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, do đó bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động kinh doanh tốt thì trước hết đều cần phải có nguồn vốn lớn, ổn định. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng vậy, ngoài khối lượng vốn chủ sở hữu đủ lớn để ra nhập ngành thì trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn và không ngừng tăng trong các năm. Mặc dù, trong năm

2008 nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng bất lợi, ngân hàng nhà nước có sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi và sự cạnh tranh gắt gao của các ngân hàng thương mại khác nhưng tình hình huy động vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Điều này chứng tỏ được lòng tin của khách hàng đối với MSB. Để có được kết quả trên, các nhà quản trị MSB đã áp dụng tốt một số biện pháp như:

- Xây dựng các phương án huy động vốn, chú trọng đối tượng khách hàng, các tổ chức kinh tế có uy tín.

- Áp dụng lãi suất huy động linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của MSB theo từng địa điểm và thời điểm huy động, đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

- Chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Thông qua hoạt động huy động vốn có hiệu quả làm tiền đề để MSB triển khai các hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng tài sản sinh lời của MSB cũng không ngừng gia tăng, cụ thể năm 2008 là 15.109 tỷ đồng, năm 2008 là 22.982 tỷ đồng, tăng 7.873 tỷ đồng tương đương với 52,1%. Năm 2009 là 46.953 tỷ đồng, tăng 23.971 tỷ đồng tương đương 104,3%. Nguồn tài sản sinh lời này là khoản mang lại thu nhập chính cho ngân hàng trong đó hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, do đó ngân hàng rất chú trọng tới hoạt động này và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ, cũng như chính sách định hướng khách hàng, địa bàn, xây dựng các tiêu chí đánh giá khách hàng dựa trên các nguyên tắc cơ bản, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)