Thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ, công chức nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 52 - 58)

2.2 Thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động –

2.2.2 Thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ, công chức nữ

Về năng lực tư duy và phân tích vấn đề:

Theo kết quả phỏng vấn lãnh đạo của 10 đơn vị thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, có 9/10 lãnh đạo đơn vị đánh giá các cán bộ công chức nữ thuộc đơn vị đều có năng lực tư duy và phân tích vấn đề ở mức độ

Khá.

Lãnh đạo các đơn vị đều đánh giá các cán bộ công chức nữ đều năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề nhạy bén, linh hoạt, biết nắm bắt các cơ hội để tiếp cận với những vấn đề, công việc mới. Các cán công chức nữ trẻ có tư duy sáng tạo chiến lược tốt, phương pháp làm việc thông minh và khoa học. Với những cán bộ công chức nữ đang là lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ thì có khả năng phán đoán định hướng , dự báo về hướng phát triển của đơn vị, từ đó đưa ra chiến lược hoạt động của đơn vị trong 1 giai đoạn nhất định.

Năng lực hoạch định chiến lược, sách lược và quy hoạch: Theo thống kê kết quả phỏng vấn có 7/10 lãnh đạo đơn vị đánh giá cán bộ công chức nữ tại đơn vị có khả năng hoạch định chiến lược và quy hoạch trong ngắn hạn, tuy nhiên ở mức độ trung bình. Đây là một điểm yếu của các cán bộ công chức nữ thuộc Bộ hiện nay. Cán cán bộ công chức nữ vấn chủ yếu làm việc theo các kế hoạch lãnh đạo đơn vị đặt ra, chưa sáng tạo, nghĩ ra nhiều công việc mới hay tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về các công việc mới, hướng phát triển của đơn vị trong thời gian tới.

Về năng lực tổ chức, quản lý và điều hành:

Theo đánh giá của lãnh đạo 10 đơn vị được phỏng vấn, có 8/10 lãnh đạo đơn vị đánh giá năng lực tổ chức, quản lý và điều hành của cán bộ công chức nữ ở mức độ Khá, một số cán bộ công chức nữ đang ở vị trí lãnh đạo được đánh giá ở mức độ Tốt. Theo nhận xét chung, các cán bộ công chức đều biết cách tổ chức sắp xếp công việc một cách khoa học, hoàn thành công việc đúng tiến độ, các cán bộ công chức nữ đang trong thời gian chăm sóc con nhỏ cũng biết cách tổ chức phù hợp để hài hòa giữa công việc tại cơ quan với việc gia đình. Cán bộ công chức nữ tại vị trí lãnh đạo phòng/ban đã biết cách tổ chức, sắp xếp công việc trong phòng, biết cách sử dụng nhân viên 1 cách hợp

lý, phân công công việc phù hợp với khả năng của từng người, điều phối quan hệ giữa các cá nhân trong phòng hài hòa, đảm bảo hoàn thành tốt công việc được đặt ra. Ngoài ra, việc đánh giá cán bộ công chức cuối năm cũng được các cán bộ công chức nữ tại vị trí lãnh đạo phòng tiến hành công khai, khách quan và kết quả được mọi người công nhận.

Về năng lực quản lý bản thân:

Theo đánh giá của lãnh đạo 10 đơn vị được phỏng vấn, các cán bộ công chức nữ thuộc đơn vị đều là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm với công việc, biết cách xử lý công việc, linh hoạt và nhạy bén với các tình huống. Nhiều cán bộ công chức nữ làm việc ở vị trí nhiều sức ép về công việc, tiến độ công việc nhưng đã biết xử lý tốt, biết cách giữ vững tinh thần, cân bằng giữa công việc và cuộc sống để xử lý công việc hiệu quả, hoàn thành công việc đúng tiến độ với chất lượng cao.

Về tuân thủ kỷ luật lao động: Đa phần các cán bộ công chức nữ đều được đánh giá là có ý thức tuân thủ kỷ luật lao động, tuy nhiên nhiều chị em cán bộ công chức nữ đang trong thời gian nuôi con nhỏ nên vẫn thường xuyên mắc lỗi đi muộn về sớm, tuy nhiên những lỗi này đều được lãnh đạo các đơn vị thông cảm, không bị đánh giá trong việc đánh giá công chức.

Về năng lực quan hệ, giao tiếp ứng xử:

Theo lãnh đạo tại 10 đơn vị được phỏng vấn, hầu hết các cán bộ công chức nữ đều có mối quan hệ hòa đồng, thân thiện với các cán bộ khác trong đơn vị. Tuy nhiên 9/10 lãnh đạo đơn vị đều đánh giá khả năng tập hợp/thuyết phục của các cán bộ công chức nữ tại đơn vị ở mức độ Trung bình, 1/10 lãnh đạo đơn vị đánh giá ở mức độ yếu. Có thể thấy, khả năng tập hợp/thuyết phục đang là điểm yếu của cán bộ công chức nữ thuộc Bộ. Đây là một khả năng rất quan trọng, có vai trò lớn trong việc quyết định cán bộ công chức nữ có thể là

một cán bộ công chức lãnh đạo hay không.

Nguyên nhân các cán bộ công chức nữ yếu kém trong việc tập hợp các cán bộ cùng đơn vị là do các cán bộ công chức nữ còn yếu trong giao tiếp ứng xử hàng ngày cùng đồng nghiệp, nhiều khi còn giao tiếp, ứng xử theo cảm xúc.

Về năng lực làm việc nhóm:

Theo lãnh đạo tại 10 đơn vị được phỏng vấn, trong hoạt động công việc tại đơn vị, mỗi một cán bộ công chức sẽ tham gia vào một vài nhóm làm việc cho một công việc nào đó và cán bộ công chức nữ cũng vậy. Tuy nhiên kỹ năng làm việc nhóm của các cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức nữ nói riêng không được các lãnh đạo đơn vị đánh giá cao, nhiều nhóm làm việc đã xảy ra xung đột giữa các thành viên về cách thức làm việc, về lợi ích giữa các thành viên hay về cách xử lý công việc của các thành viên trong nhóm. Tuy các nhóm vẫn đạt được kết quả, nhưng nhiều nhóm chậm tiến độ công việc, do các thành viên phải dàn xếp giải quyết những xung đột trong nhóm xảy ra trong quá trình thực hiện công việc.

Đội ngũ cán bộ công chức nữ ngày càng phát triển cả số lượng và chất lượng, các nữ cán bộ đảng viên đã trở thành cán bộ chủ chốt, cán bộ đi đầu, gương mẫu trên các lĩnh vực. Đội ngũ nữ cán bộ trẻ đa số là những người tích cực, hãng hái vươn lên, một số người đã trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các đơn vị. Có được điều này là do năng lực của đội ngũ cán bộ công chức được hình thành dựa trên sự tổng hợp các yếu tố khác nhau đó là: thể chất, tố chất, năng khiếu bầm sinh, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thái độ, phẩm chất đạo đức, quan hệ xã hội, định hướng giá trị cá nhân, tác phong và lễ lối làm việc. Người lãnh đạo ngoài cần có những năng lực ở trên thì cần phải có kỹ năng về nghiệp vụ cùng với kiến thức hiểu biết xã hội.

* Về kỹ năng nghiệp vụ:

Theo báo cáo về thực trạng kỹ năng nhiệm vụ của cán bộ công chức, năm 2010 của Vụ tổ chức Cán bộ về mức độ cần thiết của các kỹ năng và mức độ thành thạo các kỹ năng này của nữ cán bộ công chức. 8 kỹ năng bao gồm: Hoạch định và lập kế hoạch; Tổng hợp và phân tích thông tin; Sử dụng phương tiện hiện đại; Soạn thảo văn bản; Thuyết trình; Tổ chức công việc; Giao tiếp; Phối hợp và làm việc theo nhóm.

Kết quả như sau:

- Mức độ cần thiết của các kỹ năng:

Đối với công chức ở độ tuổi trên 50, bốn kỹ năng cần thiết nhất là: Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin ; Kỹ năng tổ chức công việc; Kỹ năng hoạch định và lập kế hoạch; Kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm.

Đối với những công chức trong độ tuổi từ 30-50 tuổi, bốn kỹ năng cần thiết nhất là: Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm; Kỹ năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng giao tiếp.

Đối với những công chức ở trong độ tuổi dưới 30 tuổi, bốn kỹ năng cần thiết nhất là: Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin; Kỹ năng tổ chức công việc; Kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm; Kỹ năng giao tiếp.

Thông qua phần điều tra trên đây có thể thấy sự khác biệt về mức độ cần thiết của các kỹ năng đối với các nữ công chức ở những độ tuổi khác nhau. Những nữ công chức trên 50 tuổi một phần do đang làm ở vị trí lãnh đạo, một phần do tuổi cao nên làm việc kém linh hoạt, nhạy bén, thích ứng với những thay đổi về môi trường điều kiện làm việc nên họ đánh giá cao các kỹ năng mang tính chất phải vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn hơn. Còn ở độ tuổi từ 30-50 là độ tuổi trung gian, họ là những người đang trong thời kỳ

thay đổi cách thức tư duy, tác phong làm việc nên những kỹ năng họ thấy cần thiết là sự kết hợp giữa kỹ năng mang tính kỹ thuật và kỹ năng mang tính kinh nghiệm. Đội ngũ nữ công chức trẻ dưới 30 tuổi do hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn nên đề cao các kỹ năng mang tính kỹ thuật nhưng họ vẫn coi trọng những kiến thức, kỹ năng còn lại. Đây chính là một trong những yếu tố tạo ra tính năng động của đội ngũ nữ cán bộ công chức trẻ.

- Mức độ thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ của công chức :

Đối với công chức trên 50 tuổi các kỹ năng thành thạo nhất là: Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin; Kỹ năng tổ chức công việc ; Kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm;

Đối với công chức trong độ tuổi 30-50 tuổi các kỹ năng thành thạo nhất là: Kỹ năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng tổ chức công việc; Kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm; Kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại.

Đối với công chức dưới 30 tuổi các kỹ năng thành thạo nhất là: Kỹ năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại; Kỹ năng hoạch định và lập kế hoạch; Kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm.

Qua đó có thể nhận thấy mức độ thành thạo các kỹ năng của nữ công chức ở độ tuổi khác nhau lại có mức độ thành thạo khác nhau, các nữ công chức nhiều tuổi thành thạo các kỹ năng mang tính kinh nghiệm hơn công chức ít tuổi, còn công chức từ 30-50 tuổi thì thành thạo cả kỹ năng dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng mang tính kỹ thuật.

Sự khác biệt này xuất phát từ một phần là yếu tố thể chất, tâm lý, kinh nghiệm giữa các độ tuổi, ngoài ra còn do quan điểm của họ về tầm quan trọng của các kỹ năng, khi họ nhận thấy các kỹ năng đó cần thiết họ sẽ trao đổi những kỹ năng đó nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải những kỹ năng mà người công chức đánh giá là cần thiết cho công việc của mình là họ thành thạo

những kỹ năng đó mà còn phụ thuộc vào quá trình công tác, vận dụng các kỹ năng vào thực tế.

* Về kiến thức hiểu biết xã hội và tác phong làm việc: việc đánh giá nhận xét các yếu tố này thường đánh giá ở mức độ khái quát, thể hiện qua các kết quả giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị có thể thấy rằng:

- Hầu hết đội ngũ nữ cán bộ công chức đều nắm bắt được các kiến thức cơ bản về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến vấn đề cải cách hành chính của cả nước nói chung, của địa bàn tỉnh nói riêng. Một số nữ cán bộ công chức nhất là cán bộ nhiều tuổi có nhiều kinh nghiệm và mức độ hiểu biết rộng về các lĩnh vực trong xã hội. Tuy nhiên nhìn chung nữ cán bộ công chức chỉ hiểu biết sâu các kiến thức liên quan đến chuyên ngành, chuyên môn mà mình phụ trách, còn những kiến thức khác chỉ sơ sài, chưa sâu sắc.

- Cùng với quá trình cải cách hành chính Nhà nước, đa số cán bộ công chức đã có tác phong làm việc một cách nhanh nhẹn, linh hoạt hơn. Trong đó cán bộ công chức trẻ rất năng động, nắm bắt và thích nhi nhanh với môi trường làm việc thường xuyên thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)