Đánh giá năng lực lãnh đạo của nữ cán bộ công chức tại Bộ Lao động-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 58)

Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

2.3.1.Ưu điểm

Nhìn chung năng lực giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ công chức nữ ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

- Trình độ chuyên môn: Hiện nay trình độ chuyên môn của các nữ cán bộ công chức về cơ bản đáp ứng được được yêu cầu của công việc hay yêu

cầu của chức danh.

- Về trình độ đào tạo: Đội ngũ nữ cán bộ công chức đã được đào tạo một cách có hệ thống, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của ngạch, bậc đang giữ. Nhiều nữ cán bộ công chức được cử đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và các lớp lý luận chính trị phù hợp với ngạch, bậc của mình, ý thức của cán bộ công chức về mức độ cần thiết về trình độ tin học và ngoại ngữ ngày càng được nâng cao.

- Về kỹ năng nghiệp vụ: Phần lớn đội ngũ nữ cán bộ công chức đánh giá rất cao về mức độ cần thiết của các kỹ năng nhiệm vụ đối với công tác của họ, từ đó có thể thấy ý thức của họ đã được nâng cao. Đối với nữ công chức trẻ thì mức độ thành thạo các kỹ năng thì cao hơn.

- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, tính độc lập, tự chủ trong công việc: Nhìn chung cán bộ công chức nữ đều có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc, phát huy được năng lực của bản thân trong việc thực hiện công việc.

- Về chính sách cán bộ: Với ưu thế Bộ trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, nên chính sách cán bộ đối với các cán bộ công chức nữ đã có nhiều cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Các cán bộ công chức nữ đã được tạo điều kiện tham gia nhiều khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được đánh giá bình đẳng với các đồng nghiệp nam, được quy hoạch vào các vị trí chức danh lãnh đạo phòng và đơn vị, tạo điều kiện để cán bộ công chức nữ phấn đấu trong công việc bên cạnh việc chăm lo cuộc sống gia đình.

2.3.2. Những mặt tồn tại

- Hạn chế về cơ cấu giới: Tỷ lệ cán bộ công chức nữ không thấp hơn nhiều so với nam, tuy nhiên tỷ lệ công chức lãnh đạo là nữ rất ít. Do vậy công

chức nữ chưa thật sự được coi trọng.

- Hạn chế về trình độ lý luận và trình độ quản lý Nhà nước: Đội ngũ nữ công chức trẻ phần lớn chưa qua lớp đào tạo về lý luận chính trị và quản lý Nhà nước. Những nữ công chức được cử đi học hầu như với mục đích để lên chứ hoặc nâng ngạch nên ý thức về tầm quan trọng của các kiến thức về lý luận chính trị và quản lý Nhà nước không cao.

- Hạn chế về trình độ chuyên môn: Khi tuyển dụng yêu cầu đặt ra một cách chung chung, chưa dựa trên yêu cầu của công việc hay chức danh, do vậy gây ra tình trạng làm trái nghề, trái ngành, tuyển dụng và bổ nhiệm rồi mới đi đào tạo lại chuyên môn cho phù hợp với chức vụ. Một số trườn hợp cán bộ công chức nữ không được tham gia học tập nâng cao chuyên môn do chưa đủ điều kiện, nên không phát huy được năng lực của mình.

- Hạn chế về kỹ năng nghiệp vụ: Sự không đồng đều trong việc thành thạo các kỹ năng cơ bản dẫn đến có sự phân hoá lớn trong nữ công chức, có những người rất thành thạo nhiều kỹ năng, và có không ít người chỉ thành thạo một số kỹ năng trên, điều này tạo ra sự không đồng đều về kỹ năng nghiệp vụ trong đội ngũ cán bộ công chức nữ.

- Một số cán bộ công chức nữ vẫn chưa thật sự chí công vô tư, vẫn còn đề cao lợi ích của bản thân hay vẫn chưa biết phát huy đúng thời điểm tính tự chủ trong công việc.

- Hạn chế về môi trường làm việc: Do là môi trường hành chính nhà nước nên tại một số đơn vị môi trường làm việc còn gò bó, quan hệ công tác chưa được tốt, tạo bè phát, mất đoàn kết nội bộ.

- Hạn chế về chính sách cán bộ: Bên cạnh những mặt tích cực, chính sách cán bộ vẫn còn một số hạnh chế như chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự hợp lý, chưa gắn kết quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dẫn tới

tình trạng cán bộ cần nâng cao trình độ chuyên môn thì không đủ điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng trong khi cán bộ đủ điều kiện nâng cao chuyên môn thì không có nhu cầu nâng cao.

Bên cạnh đó, mức thu nhập vẫn là một rào cản lớn để cán bộ hăng say cống hiến với công việc, với sự nghiệp của ngành.

2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại

a) Nguyên nhân khách quan:

- Độ tuổi bình quân của đội ngũ cán bộ công chức nữ khá cao, cùng với đó là năng lực của họ không giống nhau, dẫn tới hoạt động trong đội ngũ không đồng bộ, thiếu ăn ý.

- Mức lương hiện nay của các cán bộ công chức nói chung, nữ cán bộ công chức nói riêng theo hệ thống ngạch, bậc nhìn chung mức lương rất thấp so với mức tăng của giá cả. Nhiều nữ cán bộ công chức còn gặp nhiều khó khăn, ngoài làm việc trong giờ hành chính, còn phải tìm thêm những công việc khác để đảm bảo cuộc sống gia đình.

- Hệ thống chính sách đối với phụ nữ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng chưa kịp thời và thiếu đồng bộ nên chưa động viên, khuyến khích được phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và nắm giữ các vị trí cao trong xã hội. Các chính sách cụ thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ, đặc biệt đối với cán bộ nữ là trí thức, công nhân, người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo cũng như chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đi học có con nhỏ đều chưa có. Điều này dẫn tới còn thiếu hành lang pháp lý và chính sách nhằm khuyến khích, ủng hộ phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Mặc dù lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ nữ, nhưng do chưa có một quy hoạch cụ thể để xây dựng và phát triển đội ngũ nữ công chức nữ, do đó công tác cán bộ nữ còn yếu.

- Định kiến giới vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, trong gia đình và xã hội. Nhận thức về giới và bình đẳng giới của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan chưa sâu sắc. Nhiều cấp uỷ và chính quyền các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ quan điểm công tác cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, là yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới. Còn biểu hiện hẹp hòi, thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ, ngại tuyển dụng phụ nữ, đánh giá cán bộ nữ thiếu khách quan, chưa công bằng và còn khắt khe.

- Việc đánh giá, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ công chức nói chung, cán bộ công chức nữ nói riêng còn chưa nhất quán, nhiều lúc phiến diện, có những lúc nhấn mạnh về cơ cấu thành phần, quá trình công tác, có khi lại thiên về bằng cấp, học vị, tuổi tác, làm gây nên tình trạng thiếu cân bằng, chuẩn xác như một số người làm việc hiệu quả thấp nhưng lại được đề bạt, còn người làm việc có hiệu quả cao lại không được thăng chức, không được trọng dụng, điều này đã làm giảm đi tính hiệu lực hiệu quả của trong việc thực hiện công việc.

- Đối với cơ chế chính sách để quản lý và sử dung cán bộ công chức còn có tình trạng bất hợp lý, chưa tạo được nguồn lực khuyến khích đội ngũ cán bộ công chức để cao trách nhiệm và nghĩa vụ để phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác

- Chế độ chính sách đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nữ chưa hợp lý, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa được đổi mới,

còn nặng về lý thuyết, dựa trên sách vở, ít gắn với thực tiễn của từng ngành, từng địa phương, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành và không gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thời gian qua chưa thật sự được chú trọng. Về phương pháp, phương thức đào tạo chưa khuyến khích được tính tích cực tham gia của người học.

- Một bộ phận phụ nữ vẫn còn biểu hiện tự ti, an phận, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên. Có tình trạng một bộ phận phụ nữ có tâm lý e ngại khi được luân chuyển công tác xa gia đình, cá biệt còn hiện tượng phụ nữ không ủng hộ nhau. Mặt khác, cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi người phụ nữ phải cố gắng phấn đấu trong chuyên môn như nam giới song bản thân chị em phải gánh thêm vai trò làm mẹ, cộng với quan niệm “việc nhà là của phụ nữ”, vì vậy, một bộ phận không nhỏ ít nhận được sự chia sẻ của nam giới cũng như sự ủng hộ của gia đình và người chồng khi tham gia công tác, nhiều phụ nữ còn an phận, chấp nhận hoàn cảnh và không sẵn sàng nhận vị trí công tác khi được phân công.

2.3.4. Những vấn đề đặt ra và cần giải quyết đối với năng lực lãnh đạo của nữ cán bộ công chức.

Trong tình hình hội nhập kinh tế quốc, nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi đội ngũ nữ cán bộ công chức phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, phải luôn học hỏi và trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ năng lực của mình, luôn tìm kiếm, cập nhật các thông tin trong nước cũng như quốc tế, pháp luật để tranh tình trạng lạc hậu.

Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ nữ trong giai đoạn hiện nay là: đội ngũ cán bộ nữ phải có có lập trường quan điểm vững mạnh về tư tưởng chính trị, có giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, có trình độ nhận thức về kinh tế, văn

hoá, khoa học-kỹ thuật, có khả năng trong tổ chức. Do đó vấn đề cấp bách trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nữ là phải tăng cường giáo dục tuyên truyền cho cán bộ nữ thêm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ra sức bôi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý của cán bộ nữ hiện có, làm cho mọi cán bộ nữ dù ở địa vị công tác nào cũng đều nắm vững chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn của mình, từ đó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ có hiệu quả, chất lượng cao. Các nữ cán bộ công chức phải trung thành với ý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, có giác độ chính trị cao, giữ vững nguyên tắc và có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, có niềm tin vững chắc vào mục tiêu phấn đấu.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là một bộ chính sách liên quan tới nhiều đối tượng như lao động, các đối tượng bảo trợ xã hội….., nên đòi hỏi đội ngũ nữ cán bộ công chức khi tiếp xúc trực tiếp và giải quyết công việc phải khéo léo, mềm dẻo, nhã nhặn, biết vận dụng nhiều biện pháp tiếp cận, có khả năng hoạt động độc lập và thích ứng với mỗi hoàn cảnh. Mỗi đơn vị thuộc Bộ đều có các đặc thù riêng đo đó nữ công chức ở mỗi đơn vị cần phải thích ứng, sáng tạo và luôn luôn trao đổi kiến thức kỹ năng để thực hiện công việc hay chức vụ mà mình đang giữ một cách tốt nhất, hiệu quả cao nhất.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ

TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Phụ nữ là một nửa của một thể thống nhất không thể tách rời của xã hội. Khó có thể đưa một đất nước nào đó thoát khỏi lạc hậu trở nên thịnh vượng mà ở đó lại xem nhẹ phụ nữ. Cho đến nay, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đánh giá một cách đầy đủ hơn, đặc biệt là thời kỳ CNH- HĐH, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập nền kinh tế trí thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt ngày nay, khi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đang thực sự trở thành động lực quan trọng của sự phát triển thì việc đầu tư để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, phát triển trí tuệ cho con người, trong đó có phụ nữ là sự đầu tư có hiệu quả thiết thực, lâu dài và có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong quá trình phát triển, nhân lực trí tuệ sẽ giữ một vai trò ngày càng quyết định. Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số. Nếu phụ nữ không được nâng cao tri thức như nam giới để có một tỉ lệ tương ứng ở các trình độ khác nhau là gây nên sự lãng phí nhân lực trí tuệ của toàn xã hội.

3.1. Quan điểm, định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc và Ngành đối về đội ngũ cán bộ nữ.

3.1.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ nữ

Vị trí và vai trò của phụ nữ được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đảng ta, một mặt đánh giá cao khả năng và sự cần thiết tham gia của phụ nữ, coi đó không chỉ là yếu tố quan

trọng đảm bảo sự thành công của cách mạng, sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mà đó còn là điều kiện để thông qua đó phụ nữ cải thiện được vị trí xã hội của mình. Việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc khó khăn, lâu dài và phức tạp.

Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tạo ra điều kiện để phát huy tiềm năng của phụ nữ, từ đó nâng cao vị thế của phụ nữ không thể coi chỉ là trách nhiệm của bản thân họ, mà là của toàn xã hội, của Đảng, của Nhà nước. Nghị quyết 153 NQ/TW (10/1/1967) của Ban Bí thư khẳng định trách nhiệm đối với việc phát huy vai trò phụ nữ là sự nghiệp của Đảng, là trách nhiệm của xã hội. Lực lượng phụ nữ, trong đó có đội ngũ xung kích là lực lượng cán bộ phụ nữ ở tất cả các lĩnh vực, phải phát huy vai trò chủ động của mình…Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm chung của toàn Đảng, của Nhà nước, của xã hội.

Chỉ thị 44 CT/TW (7-6-1984) đã nhấn mạnh rằng đội ngũ cán bộ nữ đã được đào tạo, bồi dưỡng ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ nữ trong mọi lĩnh vực hoạt động. Chỉ thị đã yêu cầu trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ cần tính đến các cán bộ nữ. Chỉ thị nêu rõ tiếp tục thực hiện nam nữ bình đẳng, nâng cao vai trò cán bộ nữ trong quản lí kinh tế, quản lí nhà nước… Vấn đề cán bộ nữ phải đặt trong việc xây dựng và thực hiện chủ trương quy hoạch cán bộ nói chung của Đảng và nhà nước.

Các quan điểm, đường lối về phụ nữ của Đảng ngày càng được cụ thể hoá hơn nữa trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)