Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 79 - 82)

3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và công tác quản lý,

3.2.1.3 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ

Việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ là một giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức nữ nói riêng.

Hiện nay, hầu hết các đơn vị khi tuyển dụng tiêu chí đầu tiên để tuyển dụng là lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề đào tạo. Tuy nhiên, những công chức, viên chức mới tuyển dù đã tốt nghiệp đại học nhưng hầu hết những kiến thức của họ chỉ là những kiến thức cơ bản ban đầu. Do đó, trong quá

trình công tác đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên phấn đấu nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Chính vì vậy, đào tạo lại, đào tạo nâng cao là một nhu cầu tất yếu đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức nữ nói riêng của Bộ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ trong những năm tới đây.

Từ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhu cầu đào tạo ở trên, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nhàm nâng cao năng lực cán bộ nói chung, cán bộ công chức nữ nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Bộ:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp về công tác đào tạo, phải thực sự coi đào tạo là con đường nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức,viên chức đặc biệt là cán bộ công chức nữ của Bộ.

Thứ hai, thực hiện đổi mới, cải cách công tác đào tạo, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Vụ Tổ chức cán bộ và Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ công chức đảm bảo không gây chồng chéo trong các chương trình đào tạo cũng như công tác quản lý đào tạo.

Thứ ba, căn cứ vào cơ cấu số lượng, chất lượng cán bộ tiến hành xây dựng hệ thống danh mục các kỹ năng, chuyên môn cần thiết đổi với tòng chức danh, vị trí làm cơ sở cho việc đào tạo dự trên năng lực làm việc của cán bộ.

Thứ tư, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng một số chuyên gia đầu ngành ở trong nước cũng như ở nước ngoài đồng thời xây dựng chương trình đào tạo phát triển năng lưc lảm việc của cán bộ công chức, viên chức của Bộ.

Thứ năm, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực, tập trung vào tổ chức thực hành và các tình

huống thực tế để đào tạo. Các chương trình đào tạo bồi dưỡng cần được xây dựng theo hướng mở để kịp thời cập nhật kiến thức mới. Để thực hiện được điều đó, cần xây dựng được chương trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, và hiệu quả cao hơn cụ thể là:

- Xác định đúng đối tượng và mức độ cần thiết phải đào tạo: có thể căn cứ vào nhu cầu nâng cao trình độ năng lực của mỗi cá nhân.

- Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo một cách khoa học và hợp lý, phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, không nặng về mặt lý luận chung chung, mà phải tăng cường thời lượng về truyền thụ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, đảm bảo cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Về nội dung đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản, thiết thực và phù hợp với từng loại đối tượng, đổi mới nội dung theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động nâng cao năng lực thực tiễn, kỹ năng tác nghiệp các nhiệm vụ cụ thể, xử lý tốt các vấn đề, tình huống đa dạng.

- Phương pháp đào tạo cũng thay đổi bỏ qua phương pháp giáo dục truyền thống sang giáo dục hiện đại lấy học viên làm trung tâm. Bởi vậy đi đối với việc đổi mới nội dung, chương trình sao cho thiết thực sát với thực tiễn, cần có phương pháp truyền đạt hiệu quả, sao cho người học có thể tiếp thu tốt nhất những nội dung, kiến thức cần thiết đó là lấy học viên làm trung tâm, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu chính, giải quyết tốt quan hệ giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa lý thuyết và thực hành, giữa việc học ở trường và tự nghiên cứu.

- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nhằm đảm bảo hài hoà giữa yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng với công tác hàng ngày của người công chức. Cần triển khai các lớp tập huấn, diễn dàn, các hội thi, hội diễn nhằm bổ sung cập nhật thường xuyên những kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ.

- Kinh phí đào tạo phải phân bổ hợp lý giữa ngân sách đơn vi và chi phí cá nhân bỏ ra, điều tạo động lực, khuyến khích công chức học tập nâng cao năng lực,

Thứ sáu, chuẩn bị đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn, năng lực giảng dạy.

Thứ bảy, trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần chú trọng hoặc một phần riêng cho cán bộ công chức nữ, đồng thời phải được xây dựng và thực hiện một cách đồng bộ giữa chương trình, giáo viên, học viên và trang thiết bị giảng dạy...

Thứ tám, củng cố hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công tác đào tạo, phối hợp nhịp nhàng từ chỉ đạo của Bộ đến cơ sở thực hiện đồng thời sử dụng, quản lý kinh phí đào tạo hiệu quả, tránh lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)