Yêu cầu đối với công việc nâng cao năng lực lãnh đạo của nữ cán bộ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 74 - 77)

3.1 Quan điểm, định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc và Ngành đối với đội ngũ cán

3.1.2.2 Yêu cầu đối với công việc nâng cao năng lực lãnh đạo của nữ cán bộ công

thường xuyên, hàng năm cần mở các lớp bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế và phấn đấu bình quân mỗi năm có khoảng 100 lượt công chức, viên chức (chủ yếu là công chức) được tham gia các khoá đào tạo này (chiếm gần 30% tổng số công chức, viên chức Bộ).

Ngoài ra, phấn đấu đến năm 2015, cơ cấu về độ tuổi và giới tính của cán bộ công chức thuộc Bộ đạt được như sau:

- Về cơ cấu độ tuổi: Phấn đấu đối với cán bô lãnh đạo đơn vi (cấp trưởng hoặc phó) có tỷ lệ giữa các độ tuổi là trên 46 tuổi chiếm 30%; từ 35- 45 tuổi chiếm 40%;dưới 35 tuổi chiếm 30%.

- Về cơ cấu giới tính: Phấn đấu đảm bảo cán bộ nữ giới trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chiếm 35-40%. Đảm bảo sự chuyển tiếp kế tục vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nữ, đáp ứng yêu cầu ngay và tiếp nối những năm tiếp theo.

3.1.2.2. Yêu cầu đối với công việc nâng cao năng lực lãnh đạo của nữ cán bộ công chức cán bộ công chức

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bô lãnh đao nữ nói riêng phải đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn, phải có năng lực tương đối toàn diện thể hiện cả hai mặt: Hệ thống các kiến thức và năng lực thực tiễn.

+ Về hệ thống kiến thức họ cần được trang bị để có thể hiểu biết toàn diện, là cơ sở để họ tham gia bàn bạc cùng tập thể, có thể đưa ra quyết định đúng đắn về lãnh đạo, quản lý.

biết được quy trình chuẩn bị và ra các quyết định, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định, biết tổ chức công tác của đơn vị, các phòng ban trong đơn vị để thực hiện hiệu quả các công việc đơn vị đươc giao.

Ngoài ra để đáp ứng một chức trách, một nhiệm vụ nào đó của cán bộ nói chung, cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp cần phải có những phẩm chất và năng lực tối thiểu nào đó nếu thiếu nó thì không thể đảm đương được chức trách, nhiệm vụ được giao.

Việc xác định tiêu chuẩn cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu của công việc, và nhờ những kinh nghiệm đã trải qua và được mọi người công nhận, tức là mang tính khách quan, không phải ai tự quyết định ra được. Tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt là một hệ thống các tiêu chí về phẩm chất, năng lực và uy tín để những người đó đam đương tốt cương vị là những người lãnh đạo. Bao gồm:

- Có kiến thức và năng lực tổ chức thực tiến, thực hiện đổi mới, có tinh thần học tập, không ngừng nâng cao trình độ năng lực của mình.

- Trung thực, thẳng thắn với bản thân và bạn bè, đồng nghiệp.

- Sống và làm việc một cách lành mạnh, có khả năng đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật, nói đi đối với làm, được đồng nghiệp tín nhiệm.

- Về phẩm chất chính : Phải có lập trường chính trị vững vàng, kiên định, kiên quyết đấu tranh chống lại hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền.Chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng, gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước, những quy định của tập thể, không lợi dụng những khe hở của cơ chế quản lý để làm những điều sai trái, gây thiệt hại đến lợi ích của tập thể Nhà nước.Có ý thức đấu tranh bảo vệ danh dự và uy tín của ngành, đơn vị và cá nhân .

- Về năng lực lãnh đạo, quản lý: Phải biết vận dụng đúng đắn chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ động sáng tạo, tham gia các quyết định của tập thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Xây dựng nội bộ đoàn kết, biết tổ chức và sử dụng cán bộ trong đơn vị mình để làm việc một cách có hiệu quả.

- Về kiến thức và năng lực chuyên môn: mỗi chức danh lãnh đạo, quản lý đòi hỏi phải có cả kiến thức và năng lực thực tiễn. Hiểu biết, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được phân công. Năng lực, sở trường công tác được phát huy, có sáng kiến đề xuất về chính sách chủ trương, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn.

- Về đạo đức cá nhân: Phải cần kiệm, liêm chỉnh, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, tự phê bình, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ đơn vị.

Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, hiện nay nhiều đơn vị đã xem xét đến các chỉ số IQ, EQ, SQ và MQ trong việc đề bạt cán bộ lãnh đạo, đưa ra sự khác biệt giữa cán bộ lãnh đạo với cán bộ công chức nói chung.

- Chỉ số IQ còn gọi là chỉ số thông minh. Chỉ số này của mỗi người nói lên năng lực trí tuệ của người đó. Người có IQ cao thường là người thông minh, tư duy nhanh nhạy.

- Chỉ số EQ – chỉ số xúc cảm: EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao thường dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể.

- Chỉ số SQ – chỉ số thông minh xã hội: SQ xác định mức độ hòa nhập vào một tập thể rộng lớp thông qua khả năng đánh giá đúng người, đúng việc,

sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi hiện tượng, sự kiện, tình huống cụ thể....

- Chỉ số MQ – chỉ số đánh giá phẩm chất cá nhân.

Hơn thế nữa đối với cán bộ nữ lãnh đạo và quản lý còn phải hết lòng vì sự nghiệp giải phòng phụ nữ, gần gũi tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của phụ nữ. Ngoài ra, cán bô công chức nữ còn phải làm tốt chức năng người vợ, mẹ,người bà, người chị, người con để xây dựng gia đình hoà thuận, có văn hoá, đời sống gia đình ổn định và càng ngày càng được cải thiện.

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng là một trong những nội dung quan trọng mang tính chiến lược nhất đối với công tác cải cách hành chính. Mục tiêu của chương trình là: “Xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ công chức hành chính có cả số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp hiện đại, có phẩm chất đạo đức, năng lực thực thi công vụ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân”. Chính vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ cần phải quan tâm hơn nữa mới có thể đáp ứng được các yêu cầu cấp bách, đáp ứng kịp thời cả số lượng và chất lượng cao cần phải thực hiện theo một số giải pháp cơ bản sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)