Định hướng và mục tiêu của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 69 - 74)

3.1 Quan điểm, định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc và Ngành đối với đội ngũ cán

3.1.2.1 Định hướng và mục tiêu của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội về

Xã hội về công tác cán bộ công chức đến năm 2020.

Từ thực trạng đội ngũ công chức, viên chức của Bộ; căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của Bộ và xu thế phát triển của khu vực và thế giới, trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Bộ nói chung và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nữ nói riêng cần được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt để nâng cao năng lực và hiệu quả trong công tác.

Bên cạnh việc đào tạo theo học vị, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức nhà nước. Đối với cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước và cán bộ lãnh đạo quản lý đơn vị sự nghiệp: nội dung đào tạo, bồi dưỡng được tập trung chủ yếu là cao cấp lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính, chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp: nội dung đào tạo, bồi dưỡng được tập trung chủ yếu vào nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với cán bộ, công chức nguồn: để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về lao động, thương binh và xã hội tập trung đào tạo trên đại học về chuyên môn.

Ngoài ra tất cả các cán bộ phải được đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), tin học, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở.

- Về đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ:

Hiện nay, tỷ lệ trình độ trên đại học của cán bộ, công chức thuộc Bộ chưa cao, vì vậy việc nâng cao tỉ lệ đào tạo sau đại học là cần thiết. Từ nay đến 2015, Bộ phấn đấu chỉ tiêu đào tạo sau đại học đạt 30%, đến năm 2020 đạt 35% trong đó tạo điều kiện cho cán bộ công chức nữ là lãnh đạo, là đối tượng được quy hoạch được nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu công việc.

Ngoài việc đào tạo về chuyên môn, đào tạo về nghiệp vụ cũng có vai trò quan trọng nhằm bổ sung kịp thời những kiến thức mới, những kiến thức liên quan trực tiếp tới công việc hàng ngày.

Việc đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau, như đào tạo bồi dưỡng trong nước, ngoài nước; ngắn hạn, dài hạn; tập

trung, không tập trung....

- Về đào tạo lý luận chính trị:

Đến nay, hầu hết cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị đã có trình độ cao cấp chính trị đạt chuẩn theo yêu cầu. Một số cán bộ thuộc diện quy hoạch cũng đã được cử đi học lý luận chính trị. Tuy nhiên, trong những năm tới, do nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, ưu tiên cán bộ công chức trẻ trong đó cán bộ công chức nữ trẻ là ưu tiên để nâng cao trình độ chính trị vừa để thay thế đội ngũ can bộ, công chức đến tuổi nghỉ hưu, do đó việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ngoài việc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cũng cần trang bị cho tất cả cán bộ công chức, viên chức của Bộ, đảm bảo 100% đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ có phẩm chất chính trị, vững vàng để hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Dự kiến đến 2020, phấn đấu đạt 362 cán bộ công chức viên chức có lý luận chính trị cao cấp. Tất cả công chức, viên chức ở các vị trí chủ chốt của các đơn vị thuộc Bộ phải đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị.

- Về đào tạo chương trình quản lý nhà nước:

Khi xã hội càng phát triển, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ có nhiều biến đổi, trong đó có lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội. Chính vì vậy, hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực này cũng phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, khu vực và thế giới. Việc đó đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức là một nhu cầu tất yếu. Vì vậy, phấn đấu 100% cán bộ, công chức của Bộ được bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức quản lý hành chính nhà nước và kiến thức về pháp luật ngành Lao động- Thương binh và Xã hội. Thực

hiện mục tiêu đến 2020, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp đối với tất cả lãnh đạo cấp vụ, cục và tương đương; chuyên viên chính đối với tất cả lãnh đạo cấp phòng, ban và tương đương và toàn bộ công chức đều qua các khoá đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên. Tính bình quân mỗi năm:

+ Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp và tương đương là 30 người.

+ Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính là 50 cán bộ + Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên là 100 cán bộ. Tập trung vào số cán bộ trẻ.

- Về đào tạo ngoại ngữ:

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO); việc mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới là tất yếu khách quan, là một trong những đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước góp phần phát triển nhanh nền kinh tế- xã hội của đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu đó, trước tiên đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức nữ nói riêng cần phải có trình độ ngoại ngữ đủ để tự nghiên cứu và làm việc độc lập với các Tổ chức và người nước ngoài bằng tiếng Anh cũng như một số thứ tiếng khác.

Qua đánh giá thực trạng về trình độ ngoại ngữ ở trên, đặc biệt là ngoại ngữ Anh văn của cán bộ, công chức của Bộ cho thấy: tuy đa số cán bộ, công chức đều có chứng chỉ về ngoại ngữ nhưng số có đủ trình độ để làm việc trực tiếp với đối tác còn rất ít. Hiện nay, hầu hét các đoàn của Bộ khi tham gia công tác nước ngoài đều phải có phiên dịch, khả năng làm việc độc lập còn

rất hạn chế. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thì việc đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trong giai đoạn này là một nhu cầu cấp thiết.

Phấn đấu giai đoạn 2010-2015 tỉ lệ cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng này đạt 30- 35% (trong đó cán bộ công chức nữ chiếm khoảng 40%); giai đoạn 2015- 2020 tỉ lệ này đạt từ 50- 60% (cán bộ công chức nữ chiếm khoảng 45%)

- Về đào tạo tin học:

Xã hội càng phát triển, việc sử dụng, khai thác thành thạo máy vi tính trở thành nhu cầu tất yếu, do vậy đòi hỏi 100% cán bộ, công chức của Bộ phải sử dụng thành thạo máy vi tính và biết khai thác triệt để hệ thống thông tin trên mạng phục vụ công việc. Do sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức tin học phải được thực hiện thường xuyên. Phấn đấu hàng năm có ít nhất 50% số cán bộ, công chức của các đơn vị được bồi dưỡng, nâng cao các kiến thức về tin học để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; trong đó có 10% là công chức, viên chức mới được tuyển dụng.

- Về đào tạo, bồi dưỡng đáp ứngnâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức của cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu hội nhập:

Ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc té đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế.

Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp nhằm “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế, đồng thời phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu

quả bền vững”. Vì vậy, nhu cầu đào tạo nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)